Thiết kế bài giảng - Lớp 4B - Tuần 7 - GV: Trịnh Quang Đức

Thiết kế bài giảng - Lớp 4B - Tuần 7 - GV: Trịnh Quang Đức

Tập đọc

Tiết 13: Trung thu độc lập

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài tập đọc .

III. Các hoạt động dạy học

HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi , trả lời câu hỏi trong SGK

HĐ2. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (1 phút)

- GV giới thiệu chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.

- Giới thiệu bài Trung thu độc lập

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (30 phút):

a. Luyện đọc (10 phút):

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .

- HS luyện đọc theo cặp .

- Một , hai HS đọc cả bài .

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng - Lớp 4B - Tuần 7 - GV: Trịnh Quang Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
 Nội dung do nhà trường tổ chức
 _________________________________
Tập đọc
Tiết 13: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi , trả lời câu hỏi trong SGK 
HĐ2. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- GV giới thiệu chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Giới thiệu bài Trung thu độc lập 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (30 phút):
a. Luyện đọc (10 phút):
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài (13 phút):
- Đoạn 1 : HS đọc thầm 
? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? 
? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ? 
- Đoạn 2 : HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn 2 .
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
? Cuộc sống hiện nay , theo em , có gì giống với mong ước của các anh chiến sĩ ?
? Em mong ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ? 
Đại ý : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đát nước .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm (7 phút):
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV h/d HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn có thể chọn đoạn 2 .
HĐ3. Củng cố , dặn dò (3 phút):
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS về nhà đọc trước vở kịch ở vương quốc Tương Lai .
Toán
Tiết 31: Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về :
- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
-Làm bài 1, bài 2 , bài 3.
II. Đồ dùng dạy học :- Bảng phụ .
III. các hoạt động dạy- học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính: 26758 + 456; 35478 - 6739
HĐ2. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút):
1. GV tổ chức cho HS làm bài tập (30 phút):
Bài 1: a) GV nêu phép cộng 2416 + 5164
Gọi HS lên bảng đặt phép tính rồi thực hiện phép tính.
GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, chẳng hạn :
7580 - 2416 ( HS đặt tính rồi tính), nếu được kết quả là số hạng còn lại ( tức là 5164) thì phép tính cộng đã làm đúng.
HS có thể viết lên bảng khi chữa bài như sau:
 7580
-
 2416
 5164
 2416
+
 5164	
 7580	
	 Thử lại
GV cho HS nêu cách thử lại phép cộng ( như SGK).
b) Cho HS làm một phép cộng ở bài tập phần b) rồi thử lại.
Bài 2: Làm tương tự bài 1
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV hỏi để HS nêu cách tìm các số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
Bài 4: Có thể trình bày bài làm theo cách sau:
	Bài giải
Ta có: 3143> 2428. Vậy: Núi Phan-xi- phăng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.
	Núi phan-xi-phăng cao hơn núi Tây côn lĩnh là:
	3143 - 2428 = 715 (m)
	Đáp số: 715 m.
Bài 5: Cho HS nêu số lớn nhất có năm chữ số ( 99 999) và số bé nhất có năm chữ số(10 000) rồi tính hiệu của chúng được 89 999.
HĐ3. Củng cố , dặn dò (3 phút):
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Biểu thức có chứa hai chữ . 
Khoa học
 Tiết 13: Phòng bệnh béo phì
I.Mục tiêu:
Nêu cách phòng bệnh béo phì :
 + Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 + Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
II. Các hoạt động dạy - học
Thông tin cho GV về bệnh béo phì
1. Nguyên nhân gây bệnh béo phì
- Ăn quá mức cần thiết và ít thay đổi món ăn
- Tỉ lệ mỡ và thức ăn béo cao
- Hoạt động thể lực ít
2. Tác hại của bệnh béo phì
a) Mất sự thoải mái trong cuộc sống
- Khó chịu về mùa hè
- Hay có cảm giac mệt mỏi chung toàn thân
- Hay nhức đầu, có cảm giác buồn tê ở chân
b) Giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt
- Chậm chạp
- Dễ bị tai nạn xe cộ, lao động
c) Nguy cơ: Tỷ lệ bệnh tật cao
- Tăng lượng cholesterol trong máu
- Tăng huyết áp
- Tăng tỷ lệ đái đường
- Tăng bị sỏi mật
3. Cách phòng tránh béo phì
a) Giữ một chế độ ăn khoa học
- Không quá nhiều chất béo
- Đủ chất đạm
- Đủ chất dinh dưỡng
- Đủ vi-ta-min
- Đủ chất khoáng
- Không uống rượu, không uống quá nhiều bia.
b) Thường xuyên tập luyện, lao động thể lực
c) Cần thay đổi khẩu phần ăn trong tuần
d) Tăng năng lượng tiêu hao bằng lao động thể lực, thể dục, thể thao, luyện tập.
4. Điều trị: Khẩu phần ăn ít chất béo, giàu chất xơ, đủ đạm, vi-ta-min, chất khoáng, đủ nước và 6g muối/ ngày.
Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì (10 phút).
* Mục tiêu:- Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em.
 - Nêu được tác hại của bệnh béo phì.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập.
- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: - Câu 1: b.	- Câu 2: 2.1.d; 2.2.d; 2.3.e
Kết luận: - Một em bé có thể xem là bị béo phì khi:
+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là hơn 20%.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+ Bị lụt hơi khi gắng sức.
- Tác hại của bệnh béo phì:
+ Người béo phì thường bị mất sự thoải mái trong cuộc sống.
+ Người bị bệnh béo phì thường bị giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt.
+ Người béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật....
 Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì (15 phút).
* Mục tiêu: nêu được nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì. 
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Nguyên nhân gây béo phì là gì?
+ Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
+ Cần làm gì khi em bé và bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị bệnh béo phì ?
- Sau các ý kiến phát biểu của HS, GV có thể giảng thêm: 
+ Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.
+ Khi đã bị béo phì, cần:
* Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm,tăng thức ăn ít năng lượng. Ăn đủ đạm, vi-ta-min và chất khoáng.
* Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh béo phì để điều trị và nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí.
* Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải tăng vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Hoạt động 3: Đóng vai (10 phút).
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do thừa chất dinh dưỡng
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra những tình huống dựa theo sự gợi ý của GV. Ví dụ:
+ Tình huống 1:
Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình?
+ Tình huống 2:
Nga cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt, ăn và uống nhiều đồ ngọt của mình. Nếu là Nga, bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày, trong giờ ra chơi, các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nước ngọt?
- Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Các nhóm tự thảo luận và đưa ra tình huống.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống đã đề ra.
+ Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến.
- Bước 3: Trình diễn
HS nên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
Củng cố dặn dò (3 phút).
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 14
Đạo đức
Tiết 7: Tiết kiệm tiền của (tiết1)
I. Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dụng, điện, nước,trong cuộc sống hằng ngày.
HS khá, giỏi : Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II . Đồ dùng dạy học 
- Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Giới thiệu bài (1 phút)
B. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10 phút)
1. GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, thảo luận.
4. GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ(10 phút)
 1. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1; yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3, tiết 1, bài 3.
 2. GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình.
 3. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
 4. GV kết luận:
- Các ý kiến (c), (d) là đúng.
- Các ý kiến (a), (b) là sai.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân(10 phút)
 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 2. Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
 3. Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bỏ sung.
 4. GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
 5.HS tự liên hệ.
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
C. Củng cố - dặn dò(4 phút)
- GV nhận xét tiết học.
1. Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
2. Tự liên hệ các việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2008
Thể dục
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số – Trò chơi: “Kết bạn”
A. Mục tiêu:
Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số và quay sau cơ bản đúng.
Biết cách chơI và tham gia chơi được các trò chơi.
B. Địa điểm, phương tiện: 
- Sân trường, còi.
C. Nội dung và phương pháp:
I. Phần mở đầu: 
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học.
- Cả lớp tập một số động tác khởi động. Chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh
II. Phần cơ bản:
1. HS ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số:
+ HS tập cả lớp. GV cả lớp tập 1,2 lần. GV quan sát, nhận xét, sửa sai sót cho HS.
+  ... thiệu a b c là biểu thức có chứa ba chữ , rồi cho HS tính giá trị của biểu thức a x b x c với a = 4 , b= 3 , c = 5 . 
Bài 4 : 
a, P = a + b + c 
b, Nếu a = 5cm, b = 4cm, c= 3cm thì P = 5 + 4 + 3 = 12cm 
HĐ3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Tính chất kết hợp của phép cộng .
- HS thực hiện
- HS quan sát sau đó tự giải thích những chỗ " ......"
+ An câu được a con cá .
+ Bình câu được b con cá .
+ Cường câu được c con cá .
+ Cả ba người câu được a + b + c con cá .
-Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thứ:
 a + b + c .
- HS làm bài rồi chữa bài
- HS tự tính giá trị của biểu thức :
a b c 
- HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài 
Luyện từ và câu
Tiết 14: Luyện tập viết tên người và tên địa lí Việt Nam
I. Mục tiêu:
Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT 1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT 2.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
 Gọi một vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học luyện từ và câu trước .
- Viết một VD về tên người , một VD về tên địa lí .
HĐ2. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập . (25 phút)
Bài tập 1 
- GV nêu yêu cầu của bài : Bài ca dao sau có một số tên riêng không viết đúng qui tắc chính tả, các em đọc và viết lại cho đúng .
- Gọi một HS lên bảng .
- GV cùng HS nhận xét bài làm .
Bài tập 2 
- GV treo bản đồ địa lí Việt nam lên bảng lớp. Giải thích yêu cầu của bài: Trong trò chơi du lịch trên bản đồ này , các em sẽ phải thực hiện nhiệm vụ : 
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh thành phố của nước ta - Viết lại các tên đó cho đúng chính tả .
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta, viết lại cho đúng .
- GV nhận xét .
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học , khen những nhà du lịc giỏi .
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học đẻ không viết sai qui tắc chinha tả tên người tên địa lí Việt Nam .
- HS thực hiện
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 . Giải nghĩa từ Long Thành .
- Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao phát hiện những tên riêng không viết đúng , sửa lại trên VBT .
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm việc theo nhóm , hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lân trình bày kết quả .
- HS làm bài vào VBT.
Khoa học
Tiết 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I.Mục tiêu:
Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả, lị,
Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đương tiêu hóa :
 + Giữ vệ sinh ăn uống.
 + Giữ vệ sinh cá nhân.
 + Giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
II. các Hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
? Nêu nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hoá (10 phút)
* Mục tiêu: Kể tên được một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
* Cách tiến hành:- GV đặt vấn đề:
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
+ Kể tên một số các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác mà em biết.
- GV giảng về triệu chứng một số bệnh (Tiêu chả,Tả, Lị)
- GV đặt câu hỏi: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
 Kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân, cách phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hoá(3 phút) 
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân, cách để phòng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS quan sát các tranh minh hoạ trang 30, 31 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói nội dungtừng hình.
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa? Tại sao?
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể phòng tránh được bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao?
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung.
Hoạt động 3:Vẽ tranh có hoạt động (10 phút)
* Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm;
- Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần trong bức tranh.
Bước 2: Thực hành
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia.
 Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc giữ vệ sinh phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. 
- GV đánh giá, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 15 
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
Mục tiêu:
Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khau có thể bị dúm.
HS khéo tay : Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khau thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II/ Chuẩn bị:
GV: 	Mẫu khâu ghấp hai mảnh vải bằng các mũi khâu thường.
Tranh quy trình
GV + HS: 	Hai mảnh vải hoa có kích thước bằng nhau.
Chỉ khâu, kim, kéo, thước, phấn.
III.Các hoạt động dạy hoc :
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cỏch khõu ghộp
Khõu ghộp hai mảnh vai thực hiện mấy bước ?
Mục đớch của khõu lược là gỡ?
HS thực hiện cỏch vạch dấu và cỏch đặt hai mảnh vải.
Nhận xột – bổ sung – lưu ý.
Kiểm tra vật liệu, dụng cụ.
Hoạt động 2: HS thực hành
Chia lớp thành 4 nhúm
Nhắc nhở về an toàn lao động, vệ sinh.
Qui định thời gian.
HS thực hành.
GV theo dừi, giỳp đỡ.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm và đỏnh giỏ.
HS trưng bày sản phẩm theo nhúm.
GV nờu cỏc tiờu chuẩn đỏnh giỏ.
Cỏc nhúm tự nhận xột – đỏnh giỏ sản phẩm lẫn nhau.
GV nhận xột – đỏnh giỏ.
IV/ Nhận xột – Dặn dũ :
Nhận xột giờ học
Dặn dũ chuẩn bị bài 5. 
________________________________
Toán
Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu:
Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
Làm bài 1 :a) dòng 2,3; b) dòng 2,3, bài 2.
II. Các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5phút):
 Gọi HS lên bảng làm bài 3 
HĐ2. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1phút) 
2. Nhận biết t/ckết hợp của phép cộng (12 phút)
- GV kẻ bảng như trong SGK
- GV giúp HS viết ( a + b ) + c = a + ( b + c )
- GV kết luận.
- GV lưu ý HS : Khi tính tổng của 3 số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải : a + b + c = ( a + b ) + c hoặc a + b + c = a + ( b + c ) tức là :
	a + b + c = ( a + b ) + c = a + ( b + c ) 
3. Thực hành (17phút)
Bài 1 : 
Bài 2 : GV gọi HS lên chữa bài, nhận xét, cho điểm
	Bài giải 
 Hai ngày đầu quĩ tiết kiệm nhận được số tiền là 
 75500000 + 86950000 = 162450000 ( đồng ) 
 Cả ba ngày quĩ tiết kiệm nhận được số tiền là 
 162450000 + 14500000 = 176950000 ( đồng ) 
	Đáp số : 176950000 đồng 
Bài 3 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
a, a + 0 = 0 + a = a 
b, 5 + a = a + 5 
c, ( a + 28 ) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30 
4. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- HS thực hiện
- HS nêu giá trị cụ thể của a , b ,c chẳng hận : a = 5 , b = 4 , c = 6 , tự tính giá trị của ( a + b ) + c và a + ( b + c ) rồi so sánh kết quả tính để nhận biết hai giá trị của hai biểu thức bằng nhau . Làm tương tự với từng bộ giá trị khác của a, b ,c .
- HS phát biểu thành lời : Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba , ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba .
- HS tự làm 
3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698 
	 = 5098
4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
	 = 5067
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- HS tự làm
Tập làm văn
Tiết 14: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. đồ dùng học tập :
- Bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của chuyện vào đời.
HĐ2. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (25phút)
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
+ GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
+ Yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ để trả lời.
- GV nhận xét, chấm điểm.
HĐ3. Củng cố, dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại câu chuyện cho người thân.
- HS thựuc hiện
- Một HS đọc bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS viết vào vở
- Một vài HS đọc bài viết.
Sinh hoạt lớp tuần 7
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần 7.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 8.
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp đã đi vào nề nếp : đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài .
- Đồng phục đã có đầy đủ
b. Tồn tại :
- Bên cạnh đó vẫn còn một số HS ý thức chưa cao. 
- Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Hoàng Anh, Cường, Triệu, Linh.
3. Phương hướng hoạt động tuần 8
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 T 67 CKT.doc