Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 15

Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 15

Toán: CHIA HAI SỐ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0.

I/ Mục tiêu:

Giúp HS: Thực hiện được chia hai số có tận cùng là chữ số 0.

- Rèn cho HS kĩ năng tính nhanh.

II/ Đồ dùng dạy học:Bảng con, SGK.

III/ Phương pháp dạy học: Động não, hỏi đáp, thực hành.

IV/ Các hoạt động dạy - học:

 

doc 31 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: 	CHIA HAI SỐ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0.
I/ Mục tiêu:
Giúp HS: Thực hiện được chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
- Rèn cho HS kĩ năng tính nhanh. 
II/ Đồ dùng dạy học:Bảng con, SGK.
III/ Phương pháp dạy học: Động não, hỏi đáp, thực hành.
IV/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con: 
 ( 35 x 15): 5 =?
- GV chữa bài và nhận xét 
- HS thực hiện vào bảng con.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Giới thiệu phép chia 320 : 40: 
- GV viết lên bảng phép chia 320 : 40 và y/c HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên vào bảng con.
- Gọi HS nêu cách tính. GV nhận xét, chốt lại.
? Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ?
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV kết luận.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện phép tính vào bảng con.
- HS nêu cách tính.
- HS phát biểu ý kiến.
HĐ2: Giới thiệu phép chia 32000 : 400:
- GV viết lên bảng phép chia 32000 : 400 và y/c HS thảo luận nhóm đôi cách thực hiện phép tính trên.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại.
?Em có nhận xét gì về kết quả 32000 : 400 và 320 : 4?
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV kết luận.
- HS thảo luận nhóm đoi cách tính.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- HS phát biểu.
HĐ3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2a, 3. Riêng HS khá, giỏi GV yêu cầu làm thêm bài 2b.
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- GV chữa bài 3:
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
? Muốn biết mỗi toa xe chở được 20 (30) tấn hàng thì cần mấy toa xe loại đó ta làm phép tình gì?( Ta làm phép tính chia,lấy 180 : 20 (30))
- HS làm các bài tập 1, 2a, 3. Riêng HS khá, giỏi làm thêm bài 2b.
- HS phát biểu ý kiến.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
- GV nhận xét giờ học.Dặn HS về xem lại các bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
 TUẦN 15 
 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Tập đọc: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
I/ Mục tiêu: 
- HS biết đọc với giọng vui, hồn nhiên, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung bài. Trả lời được các câu hỏi SGK. Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK.
III/ Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, động não, thảo luận.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- GV gọi 2HS đọc bài Ở vương quốc tương lai, trả lời câu hỏi SGK. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn luyên đọc : 
- Gọi 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài (3 lượt) - GV sửa lỗi phát âm tên riêng, ngắt giọng cho từng HS.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và suy nghĩ trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Gọi HS phát biểu. GV nhận xét, chốt lại.
? Ý chính đoạn 1 là gì?
- Gọi 1HS đọc đoạn 2,cả lớp đọc thầm và thảo luận nhóm đôi câu hỏi 2 SGK
- Gọi đại diện nhóm phát biểu. GV nhận xét, chốt lại.
? Ý chính đoạn 2 là gì?
- Y/c HS đọc thầm toàn bài thảo luận nhóm 4 câu hỏi 3.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, chốt lại.
- HS đọc thầm toàn bài, nêu ý nghĩa của bài.
- HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp phát biểu. 
- HS đọc thầm đoạn 1,2, thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS đọc thầm đoạn 4, phát biểu.
- HS nêu ý nghĩa bài.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Y/c 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp. HS chọn đoạn mình thích.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV tuyên dương HS đọc diễn cảm nhât.
- 2HS đọc bài, lớp đọc thầm, tìm giọng đọc phù hợp.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm.
HĐ4: Củng cố, dặn dò 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc bài , chuẩn bị bài sau. 
- HS nối tiếp phát biểu.
- HS lắng nghe.
Chính tả( Nghe-viết): CÁNH DIỀU TUỔI THƠ .
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả và trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT2a/b, 3a/b. 
II/ Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng con, bảng phụ.
III/ Phương pháp dạy học: 
- Hỏi đáp, động não, thực hành.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết vào bảng con các câu ở BT3. GV nhận xét.
- HS thực hiện vào bảng con.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi 1HS đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
- GV nhắc HS cách viết cho HS.
- Yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài lần cuối, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa bài, HS đổi vở soát lỗi.
- GV nêu nhận xét chung.
- HS lắng nghe.	
- 1HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai.
- HS lắng nghe.
- HS gấp SGK, viết vào vở theo lời đọc của GV.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
* Hướng dẫn HS làm bài 2a:
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2a, lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm. 
- Các nhóm thi làm bài vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
- 2HS đọc yêu cầu BT2a. Lớp đọc thầm.
- HS thi làm bài theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe.
Khoa học: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I/ Mục tiêu: 
- HS làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chổ rỗng bên trong vật đều có không khí.
I/ Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bột biển, hoặc một viên gạch hay cục đất khô. 
III/ Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, thí nghiêm, thảo luận, hỏi đáp.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS kiểm tra bài cũ
- Nhận xét câu trả lời của HS, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- 3 HS trả lời câu hỏi GV nêu.
- Lớp nhận xét.
HĐ1 :Thí nghiệm không khí có ở xung quanh ta: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cả lớp.
- GV y/c HS đọc các mục Thực hành trang 62 SGK để biết cách làm. Cho 3 – 5 HS cầm túi ni lông chạy dọc hành lang, yêu cầu HS quan sát các túi và trả lời: 
- GV nhận xét, chốt lại.
- 2HS đọc mục thực hành. Lớp đọc thầm.
- 3 – 5 HS cầm túi ni lông chạy ngoài hành lang.
- HS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
HĐ2:Thí nghiệm không khí có ở quanh mọi vật: 
- Gọi 3HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp. 
- Y/c HS thảo luận nhóm bốn, các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo SGK.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo cho HS nào cũng được tham gia. 
- Y/c các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu 
+ Gọi đại diện các nhóm lên trình bày thí nghiệm và nêu kết quả. GV nhận xét, kết luận.
- 3HS đọc thí nghiệm, lớp đọc thầm.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. 
- Các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu kết quả.
HĐ3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí: 
- Treo hình minh hoạ 5 trang 63 SGK và giải thích về khái niệm khí quyển.
- Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
- HS theo dõi.
- 3HS nhắc lại.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc mục ghi nhớ. 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau. 
- 3 – 4HS đọc kết luận, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
Khoa học:	 TIẾT KIỆM NƯỚC. 
I/ Mục tiêu: 
- HS thực hiện tiết kiệm nước.
- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 60, 61 SGK. Giấy A4, bút màu đủ cho HS.
III/ Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thực hành... 
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2 HS trả lời các câu hỏi của bài 28
- Nhận xét câu trả lời của HS, ghi điểm.
- 3 HS thực hiện y/c của GV.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước: 
 Bước 1: Làm việc theo cặp: 
- Y/c HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi trang 60, 61 SGK 
+ Nêu những việc nên làm hay không nên làm để tiết kiệm nước?
- Gọi các nhóm trình bày. GV nhận xét, kết luận.
 Bước 2: GV cho HS thảo luận cả lớp: 
- Y/c HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 6, 7, 8 trả lời:
+ Những việc nên và không nên hay lí do thiết kiệm nước thể hiện qua các hình nào?
- Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không?
- GV nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận theo nhóm đôi các yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
 HS quan hình và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về bản cam kết tiết kiệm nước và tranh vẽ cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. 
- Y/c các nhóm cử đại diện trình bày ý tưởng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ có ý tưởng, xây dựng bản cam kết có ý nghĩa. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình
HĐ3: Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI –TRÒ CHƠI.
I/ Mục tiêu:
- HS biết thêm một số đồ chơi, trò chơi, phân biệt những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại , nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. Giáo dục HS biết chơi những trò chơi bổ ích.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh vẽ các trò chơi trong SGK . Phiếu học tập. Bảng phụ.
III/ Phương pháp dạy học: Thảo luận, hỏi đáp.
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ki ... : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.	
I/ Mục tiêu:
- HS nắm vững cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả, hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ của lời tả với lời kể.
III/ Phương pháp dạy học:
- Luyện tập thực hành.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
- GV cho lớp hát.
- GV gọi hai HS nêu ghi nhớ tiết vừa học.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- 2HS nêu .
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS viết văn kể chuyện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở VBT
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Gọi một số HS đọc kết quả bài làm của mình.
- HS làm hoàn thành bài tập ở VBT tiết vừa học.
- Một số HS đọc kết quả bài làm .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT nâng cao:
- GV yêu cầu HS khá giỏi làm bài tập sau:
Hãy lập dàn ý cho đề sau:
 Những vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: chiếc động hồ báo thức, cây bút, chiếc thước kẻ, quyển sách...Em hãy tả một trong những đồ vật đó.
- GV dạy cá nhân.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Gọi một số HS đọc kết quả bài làm.
- HS theo dõi.
- HS khá giỏi làm bài tập vào vở.
- Một số HS đọc kết quả bài làm.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI. 
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác, nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp. GD HS có ý thức giữ phép lịch sự khi hỏi.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Phương pháp dạy học: Động não, hỏi đáp, thảo luận...
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ con người khi tham gia các trò chơi
- Nhận xét, ghi điểm. 
- HS phát biểu, HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Phần nhận xét:
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung BT.
- Y/c HS trao đổi và tìm từ ngữ theo nhóm đôi. 
- Gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung BT.
- Gọi HS đặt câu. Sau mỗi HS đặt câu GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS.
- GV nhận xét, chốt lại. 
Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc thầm BT, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc y/c và nội dung BT.
- HS trao đổi và tìm từ ngữ theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- HS đọc y/c và nội dung BT.
- HS nối tiếp đặt câu.
- HS đọc thầm BT, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HĐ2: Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV nhắc lại.
- HS đọc ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm.
HĐ3: Phần luyện tập:
Bước 1: Hướng dẫn HS làm bài 1:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng phần BT. 
- Y/c HS tự và làm bài vào vở.
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung BT.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 yêu cầu BT.
- Gọi đại diện các nhóm ytìmh bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng phần BT. 
- HS tự và làm bài vào vở.
- HS đọc y/c và nội dung BT.
- HS thảo luận nhóm 4 yêu cầu BT.
- Đại diện các nhóm ytìmh bày kết quả.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luôn có ý thức lịch sự khi nói, hỏi người khác 
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM 
 TỰ CHỌN ( Tiết 1 ).
I. Mục tiêu:
- HS sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu khâu, thêu đã học.
III. Phương pháp dạy học:
- Hỏi đáp, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
- HS chuẩn bị các vật liệu để GV kiểm tra.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 HĐ1: Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học ( khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích )
- GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột htưa, khâu đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu móc xích.
- Gọi các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và nhắc lại các quy trình để củng cố nhũng kiến thức cơ bản về cắt , khâu , thêu.
- HS thực hiện.
- HS nối tiếp phát biểu.
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
HĐ2: HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn:
- GV yêu cầu HS tự cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- GV theo dõi chung.
- GV nhận xét, đánh giá một số sản phẩm đẹp.
- HS thực hành.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau và chuẩn bị vật liệu dụng cụ cho bài sau. 
- HS lắng nghe.
Lịch sử:	 NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ.
I. Mục tiêu: 
- HS nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cảnh đắp đê dưới thời Trần (phóng to)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Thảo luận nhóm đôi:
- GV y/c HS đọc SGK và thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:
+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì?
+ Sông ngòi tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp những cũng gây ra những khó khăn gì?
+ Em hãy tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em chứng kiến hoặc biết qua các phương tiện thông tin. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi GV yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Làm việc cả lớp: 
- GV y/c HS đọc SGK,suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt ntn?
- GV y/c tiếp nối nhau phát biểu những việc mà nhà Trần đã đắp đê.
- GV nhận xét và kết luận.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
HĐ3: Thảo luận nhóm bốn: 
- GV y/c HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:
+ Nhà Trần đã thu được kết quả ntn trong công cuộc đắp đê?
+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS thảo luận nhóm bốn các câu hỏi GV yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
? Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
- GV tổng kết các ý kiến của HS. 
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau.
- HS phát biểu.
- 3HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.
Đạo đức:	 BIẾT ƠN THẦY, CÔ GIÁO ( Tiết 2).
I/ Mục tiêu:
- HS biết được công lao của thầy cô giáo, nêu được những việc làm thể hiện sự biết đối với thầy cô giáo. Giáo dục HS lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các băng chữ , kéo, giấy màu, hồ dán...
III/ Phương pháp dạy học: Động não, thảo luận, hỏi đáp...
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Cho lớp hát.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT4 – 5, SGK):
- HS thảo luận theo nhóm
- Y/c nhóm HS trình bày và giới thiệu về tư liệu nhóm mình sưu tâm được
- Y /c các nhóm khác nhận xét và bình luận 
GV Nhận xét 
- HS lên bảng thực hiện các y/c của GV
- Nhóm cử đại diện lên trình bày tư liệu về nhóm mình sưu tầm 
HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ:
- GV nêu y/c. 
- HS làm việc cá nhân hoặc HS có thể hoạt động nhóm mình
- GV nhắc các HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mình đã làm 
Kết luận:
- Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo 
- Chăm ngoan học tốt là biểu hiện của lòng biết ơn 
- HS lắng nghe 
- HS hoặc nhóm thực hành làm bưư thiếp
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau
- HS lắng nghe 
Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUÂT CỦA 
 NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiếp theo )
I/ Mục tiêu: 
- HS biết ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống, biết dựa vào ảnh mô tả cảnh chợ phiên
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở ĐBBB. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV y/c 2 HS trả lời các câu hỏi bài trước.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: ĐBBB - Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: 
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi:
- Y/c HS quan sát tranh, ảnh và SGK thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB?
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết? 
+ Thế nào là nghệ nhân của thủ công?
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt lại.
 Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Yêu cầu HS quan sát các hình SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì?
+ ĐBBB có đk gì thuận lợi gì để phát triển nghề gốm? 
+ Nhận xét gì về nghề gốm?
- Gọi HS nối tiếp trả lời. GV nhận xét, chốt lại.
- HS quan sát, thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS quan sát các hình SGK,suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- HS nối tiếp trả lời.
- Các HS khác nhận xét.
HĐ2: Giới thiệu chợ phiên ở ĐBBB:
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì?
+ Chợ nhiều người hay ít người ?
+ Trong chợ có những loại hàng hoá nào?
- Y/c HS đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, kết luận.
- Các nhóm HS dựa vào tranh ảnh, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Nhóm cử đại diện trình bày kết quả trước lớp. 
- Các nhóm khác nhận xét.
 HĐ3: Củng cố dặn dò:
- GV y/c HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà làm và học bài cũ, chuẩn bị bài mới
 - 2 HS đọc, lớp đọc thầm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc