TẬP ĐỌC (Tiết 23)
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
I - MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, trở thành người giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kình doanh nổi tiếng. (trả lời được các CH trong SGK)
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn hướng đọc diễn cảm : “Bưởi mồ côi .không nãn chí. ”
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TUẦN 12 Thứ hai, ngày 1 tháng 11 năm 2010 Sinh hoạt tập thể Chào cờ 1. Sinh hoạt Đội – Sinh hoạt sao: (10’) - Ôn bài hát truyền thống Đội : Quốc ca, Đội ca. - Múa hát tập thể. 2. Chào cờ : (20’) a. GV trực tuần nhận xét tuần qua: - Đa số các em thực hiện tốt nội quy trường lớp. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Lễ phép với thầy cô giáo. - Xếp hàng ra vào lớp, TDGG còn chậm, nhất là các em ở lớp trên lầu. b. BGH phổ biến công việc trong tuần : - Thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học. - Kính trọng, biết ơn, lễ phép với thầy cô giáo thể hiện bằng phong trào thi đua đạt nhiều điểm 10. - Không xả rác sân trường. Giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Giự gìn sức khoẻ mùa mưa bão: mặc ấm, mặc áo mưa, không lội nước, tắm mưa. - Lao động tập trung toàn trường : Sáng thứ 2 (khối sáng) ; chiều thứ 4 (khối chiều) ---------o0o-------- TẬP ĐỌC (Tiết 23) “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI I - MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, trở thành người giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kình doanh nổi tiếng. (trả lời được các CH trong SGK) II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn đoạn hướng đọc diễn cảm : “Bưởi mồ côi.không nãn chí. ” III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) Có chí thì nên Gọi HS đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài đọc – Ghi bảng. (2’) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a. Luyện đọc: (12’) Gọi 1 HS khá đọc bài. Hướng dẫn HS chia đoạn : +Đoạn 1: Từ đầu đến cho ăn học +Đoạn 2: Tiếp theo đến . không nản chí. +Đoạn 3: Tiếp theo đến Trưng Nhị. +Đoạn 4: Phần còn lại. Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS : vua tàu thuỷ, quẩy, khôi ngô, kinh doanh, độc chiếm, diễn thuyết, trông nom, Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. Kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài. Gọi 1 HS đọc cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối đọc giọng sảng khoái. b. Tìm hiểu bài: ( 10’) GV chia lớp thành 5 nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Câu 1 : Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? Câu 2 : Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? Câu 3 : Những chi tiết nào chứng tỏ anh rất có chí ? Câu 4 : Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? Câu 5: Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với người nước ngoài như thế nào? Câu 6: Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10’) GV đọc diễn cảm cả bài Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi và đọc diễn cảm đoạn :“Bưởi mồ côi.không nản chí. ”) - GV đọc mẫu (diễn cảm ) - Từng cặp HS luyện đọc - Một vài HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố - dặn dò : (5’) Hướng dẫn rút ra nội dung bài. Giáo dục tư tưởng, tình cảm. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Vẽ trứng 2 HS đọc và trả lời, lớp nhận xét, bổ sung Vài HS nhắc lại tựa bài 1 HS đọc Chia đoạn và dùng bút chì đánh dấu đoạn 4 HS đọc nối tiếp. (lần 1 ) Luyện đọc từ khó 4 HS đọc nối tiếp. (lần 2 ) 1 HS đọc chú giải 1 HS đọc Theo dõi SGK Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. - Mồ côi cha từ thuở nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch được ăn học. - Làm thư kí, buôn gỗ, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ - Lúc mất trắng tay,không còn gì nhưng anh vẫn không nãn chí. - Lúc các con tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc. - Ông đã khơi dậy niềm tự hào của dân tộc: kêu gọi hành khách với khẩu hiệu: “Người ta phải đi tàu ta” . Khách đi tàu của ông càng đông, nhiều chủ tàu bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trong coi. - Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nãn lòng. Theo dõi SGK Theo dõi bảng phụ HS đọc theo cặp Vài HS thi đọc Nhận xét, bình chọn HS phát biểu ý kiến cá nhân TOÁN (Tiết 56) NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I - MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - BT cần làm :BT1,2,3. BT dành cho HS khá giỏi: Bt4 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con, SGK. Bảng phụ bài tập 1. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) Mét vuông Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp bài 2 cột 2 Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài – Ghi bảng (2’) Hoạt động 1 : Tính & so sánh giá trị hai biểu thức. (5’) GV ghi bảng: 4 x (3 + 5) 4 x 3 + 4 x 5 Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5. Hoạt động 3 : Nhân một số với một tổng (5’) GV chỉ vào biểu thức ở bên trái, yêu cầu HS nêu: 4 x (3 + 5) một số x một tổng 4 x 3 + 4 x 5 1 số x 1 số hạng + 1 số x 1 số hạng Đặt câu hỏi để HS trả lời, GV rút ra kết luận : Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng đó, rồi cộng các kết quả lại. GV viết dưới dạng biểu thức a x (b + c) = a x b + a x c Hoạt động 4 : Luyện tập thực hành (20’) Bài tập 1: PBT Gọi HS đọc yêu cầu Treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm theo mẫu. Yêu cầu HS làm phiếu Gọi 2 HS làm bảng Nhận xét, chốt đáp án. Bài tập 2: Cá nhân Gọi HS đọc yêu cầu. Hướng dẫn: Để tính giá trị biểu thức bằng 2 cách, các em cần áp dụng quy tắc một số nhân một tổng. Cho HS làm vào vở, 2 HS làm bảng phụ Giúp đỡ HS yếu Nhận xét, chốt đáp án . Bài tập 3: Nhóm đôi Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS tính bảng con và so sánh kết quả theo nhóm đôi Hướng dẫn HS nêu cách nhân một tổng với một số Cho HS lặp lại quy tắc. Bài tập 4: HS khá giỏi 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) Cho HS nêu lại nhận xét SGK/66 Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Nhân một số với một hiệu 2 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp, nhận xét Vài HS nhắc lại tựa bài HS tính rồi so sánh. HS nêu Vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung HS nhắc lại. HS nhắc lại. 1 HS đọc Theo dõi và thực hiện mẫu Làm phiếu, 2 HS làm bảng phụ. Nhận xét, chấm chéo 1 HS đọc 1 HS nhắc lại quy tắc HS làm bài, 2 HS làm bảng phụ. Nhận xét, chấm chéo. 1 HS đọc Tính bảng con, so sánh Rút ra quy tắc theo gợi ý của GV HS lặp lại quy tắc. Cho HS khá giỏi làm bài vào vở 2 HS nêu CHÍNH TẢ (Tiết 13 ) NGHE VIẾT : NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I - MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn, không mắc quá 5 lỗi trong bài viết. - Làm đúng BT 2a II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a để HS các nhóm thi tiếp sức. - Vở BT Tiếng Việt, tập 1 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) Nếu chúng mình có phép lạ Cho HS viết bảng con các từ sai trong bài : ngủ dậy, ruột, thuốc nổ, toàn, 2. BÀI MỚI: (32’) j GIỚI THIỆU BÀI - GHI BẢNG (2’) k Hướng dẫn HS nghe viết. (15’) a. Hướng dẫn chính tả: GV gọi HS đọc đoạn viết chính tả. Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn viết chính tả : - Tác phẩm nào của Lê Duy Ứng gây xúc động cho đồng bào cả nước? Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: quệt, xúc động, hỏng, chân dung. b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả: GV đọc đoạn viết chính tả Cho HS nhắc cách trình bày bài Giáo viên đọc cho HS viết Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi. l Chấm và chữa bài. (7’) Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. GV nhận xét nêu hướng khắc phục. m HS làm bài tập chính tả. (8’) Bài 2a : Trò chơi tiếp sức Gọi HS đọc yêu cầu. Cho 6 HS chia thành 2 nhóm thi tiếp sức Nhận xét, chốt: Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng thề, trời, trái núi. 3. Củng cố, dặn dò: (3’) Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có ) Nhận xét tiết học, chuẩn bị : Người tìm đường lên các vì sao HS nhắc lại 1 HS đọc, lớp đọc thầm Đọc thầm đoạn chính tả, trả lời - Chân dung Bác Hồ do anh vẽ bằng máu khi anh bị thương HS viết bảng con Theo dõi SGK 1 HS nhắc HS viết chính tả. Soát lỗi HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập HS đọc yêu cầu bài tập 2 nhóm thi điền từ tiếp sức. Nhận xét KHOA HỌC (Tiết 23 ) SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN Mây Mây Nước I - MỤC TIÊU: - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. Mưa Hơi nước * GDBVMT: Tích hợp ở mức độ liên hệ II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 48,49 SGK. - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to. - 4 bộ trò chơi ghép hình. - Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A4, bút chì đen và bút màu. III ... 5GV GV 5GV 5GV 5GV 5GV 5GV GV Thứ sáu, ngày 5 tháng 11 năm 2010 TOÁN (Tiết 60) LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. * BT cần làm: BT1, 2, 3. BT dành cho HS khá giỏi: BT4, 5 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ bài 2 , bảng con. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) Nhân với số có hai chữ số. Gọi 3 HS lên bảng làm 1 c, d và bài 3 (SGK/69) GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: (32’) Hoạt động 1 : Giới thiệu bài – Ghi bảng (2’) Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành (30’) Bài tập 1: Cho HS làm bảng con Đáp án : a) 1462 b) 16692 c) 47311 Bài tập 2: Cá nhân Gọi HS đọc yêu cầu. Treo bảng phụ, hướng dẫn cách làm. Yêu cầu HS làm vở. Gọi 4 HS làm bảng phụ, lớp nhận xét Chốt : m 3 30 23 230 m x 78 234 2340 1794 17940 Bài tập 3: Cá nhân Gọi HS đọc bài toán Yêu cầu HS nêu hướng giải toán. Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ. Giúp đỡ HS yếu Nhận xét, chốt: Bài giải : Trong 24 giờ, tim người đó đập được là: 75 x 24 = 1800 (lần) Đáp số : 1800 lần Bài tập 4,5: HS khá giỏi làm bài vào vở 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. 3 HS làm bài bảng phụ, lớp làm nháp, nhận xét. Vài HS nhắc lại tựa bài Làm bảng con 1 HS đọc Theo dõi Làm vở, 4 HS làm bảng phụ Lớp nhận xét, chấm chéo HS yếu bỏ làm 2 cột 3 và 30 1 HS đọc, lớp đọc thầm Cá nhân nêu Làm vở, 1 HS làm bảng phụ Nhận xét, chấm chéo HS khá giỏi làm bài. TẬP LÀM VĂN (Tiết 24) KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU : - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài, có nhân vật, có sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến,kết thúc) - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn đề bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) Kết bài trong văn kể chuyện Gọi 2 HS đọc kết bài trong bài 3/ 123 SGK GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài – Ghi bảng (2’) Hướng dẫn HS nắm đề bài (5’) GV treo bảng phụ viết sẵn đề bài : “Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có ý chí, nghị lực vươn lên” GV gọi HS đọc Lưu ý cho HS: Đây là một đề mở, các em có thể tuỳ chọn một trong các câu chuyện về người có ý chí, nghị lực mà em đạ học, đã đọc hoặc đã nghe. Thực hành (25’) GV cho HS làm bài Chấm một số bài. 3. Củng cố – Dặn dò: (3’) Thu bài, nhận xét chung. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Trả bài văn kể chuyện 2 HS đọc, lớp nhận xét Vài HS nhắc HS đọc . Cả lớp đọc thầm. HS làm bài LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 24) Tính từ (tiếp theo) I - MỤC TIÊU: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND ghi nhớ) - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); - Bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3 mục III) II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ghi sẵn các bài tập 1, 2. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực Gọi HS làm bài 3. (SGK/118) GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài - Ghi bảng (2’) Hướng dẫn học phần nhận xét (7’) * Bài tập 1: Làm miệng Gọi HS đọc yêu cầu. GV chốt lại + Tờ giấy này tráng : mức độ trung bình – tính từ trắng. + Tờ giấy này trăng trắng : mức độ thấp – từ láy trăng trắng. + Tờ giấy này trắng tinh : mức độ cao – từ ghép trắng tinh. * Bài tập 2: Nhóm đôi Gọi HS đọc yêu cầu. GV :Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm vào trước tính từ trắng từ rất – rất trắng ; hoặc các từ hơn, nhất – trắng hơn, trắng nhất. Hướng dẫn học phần ghi nhớ (5’) Gõi 3 HS đọc ghi nhớ Hướng dẫn luyện tập (18’) Bài tập 1 : Cá nhân Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS tìm và làm bài vào vở Gọi 2 HS thi đua sửa bài trên phiếu. Nhận xét, chốt : đậm, ngọt , rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn.. Bài tập 2 : Nhóm năm Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài theo nhóm vào phiếu bài tập khổ lớn. Nhận xét, chốt và bổ sung: - Đỏ : đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chói, đỏ chót, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hồng, đỏ hon hỏn ; rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá quá đỏ ; đỏ như son, đỏ hơn son, đỏ nhất . . . - Cao : cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi ; rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao ; cao như núi, cao nơn núi, cao nhất. . . - Vui : vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng, ; rất vui, vui lắm, vui quá ; vui như Tết, vui hơn Tết, vui nhất. . . Bài tập 3: Cá nhân Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS tự làm vào vở bài tập. Khích lệ HS yếu đặt câu. Gọi vài HS đọc câu tiếp sức 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ : Yù chí – Nghị lực 2 HS làm bài bảng phụ, lớp làm nháp, nhận xét. HS nhắc tựa bài 1 HS đọc , lớp đọc thầm HS suy nghĩ và phát biểu. 1 HS đọc , lớp đọc thầm Thảo luận nhóm đôi, trả lời Nhận xét, bổ sung 3 HS đọc , cả lớp đọc. 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn. Lớp theo dõi, đọc thầm Làm bài 2 HS thi sửa bài Nhận xét, chấm chéo. 1 HS đọc Làm bài vào phiếu theo nhóm, trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung 1 HS đọc Làm bài cá nhân, Vài HS đọc câu. KHOA HỌC (Tiết 24) Nước cần cho sự sống I - MỤC TIÊU: Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: + Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. + Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. * GDSDNLTK-HQ: Tích hợp ở mức độ liên hệ. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 50, 51 SGK. - Giấy A 0, băng keo, bút dạ dùng trong nhóm. - Tranh ảnh về vai trò của nước (sưu tầm). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) - Hãy trình bày về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài – Ghi bảng (2’) Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật (10’) Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật . Cách tiến hành: Yêu cầu các nhóm trình bày những tranh ảnh sưu tầm về vai trò của nước đối với con người, động vật, thực vật. Giao cho các nhóm giấy to, keo, kéo để dán thành báo tường. Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” , thảo luận cách trình bày Cho các nhóm trình bày. Nhận xét, kết luận : như mục “ Bạn cần biết” Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí (10’) Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. Cách tiến hành: - Con người sử dụng nước vào những việc gì khác? (Ghi ý kiến HS lên bảng) Phân loại các ý kiến thành các nhóm mục đích: tẩy rửa, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - Em biết nước dùng với mục đích giải trí nào? - Vai trò của nước trong nông nghiệp như thế nào? - Vai trò của nước trong công nghiệp như thế nào? Nhận xét, kết luận : như mục “Bạn cần biết” 3. Củng cố – Dặn dò : (3’) * GDSDNLTK-HQ: Nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật. Ta phải sử dụng nước như thế nào? Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài : Nước bị ô nhiễm 1 HS vẽ bảng phụ, lớp vẽ nháp, nhận xét. Vài HS nhắc lại tựa bài Nhóm1:trình bày về vai trò của nước đối với con người. Nhóm2: trình bày về vai trò của nước đối với động vật. Nhóm3:trình bày về vai trò của nước đối với thực hiện. Đọc mục “Bạn cần biết” và thảo luận . Trình bày theo nhóm, nhận xét. Quan sát tranh, dựa vào kênh chữ và vốn hiểu biết trả lời . Đọc mục “Bạn cần biết” HS phát biểu ý kiến cá nhân SINH HOẠT TẬP THỂ (Tiết 24) Sinh hoạt lớp tuần 12 1. Lớp trưởng điều khiển các tổ báo cáo ưu, khuyết điểm trong tuần. 2. GV nhận xét chung : a. Nề nếp : Đa số các em thực hiện tốt nội quy trường lớp, 5 nhiệm vụ HS tiểu học. Vắng học nhiều (do mưa lũ) b. Học tập : Có ý thức học tập, chuẩn bị bài vở đầy đủ. c. Lao động : Lao động nhiệt tình, hăng hái d. Các hoạt động khác: Sinh hoạt Đội đầy đủ 3. Tổng kết Vườn hoa điểm 10 : STT Họ và Tên Tổ Tổng số điểm 10 1 2 3 4. Phương hướng tuần 13 : Tiếp tục duy trì nề nếp học tập. Thực hiện 5 nhiệm vụ HS tiểu học. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Thi đua học tập đạt nhiều hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô giáo. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, chăm sóc bảo vệ cây xanh. Giữ gìn sức khỏe, phòng tránh tai nạn đuối nước mùa mưa lũ. - Phụ đạo HS yếu, rèn chữ viết.
Tài liệu đính kèm: