Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - A Ghíp

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - A Ghíp

Chú đất Nung

I. Mục tiêu

 - Đọc đúng các tiếng từ khó: đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung, kị sĩ rất bảnh cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ.

 - Đọc tương đối trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

* HS yếu đọc đúng từ khó, đọc được 1 đoạn trong bài

II. Đồ dùng dạy học

GV:Tranh minh họa bài tập đọc trang 135/SGK. Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - A Ghíp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 14
NGÀY
MƠN
TÊN BÀI DẠY
TL
HĐ khác
Thứ 2
24/ 11/ 2008
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
Tuần 14
Chú đất Nung
Chia một tổng cho một số
Một số cách làm sạch nước
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
30’
50’
45’
35’
30’
Huy động HS ra lớp
Thứ 3
25/ 11/ 2008
Thể dục
Toán
Mĩ thuật
LT và câu
Kể chuyện
Bài 27
Chia cho số có một chữ số
VTM: Mẫu có 2 đồ vật
Luyện tập về câu hỏi
Búp bê của ai
35’
45’
35’
45’
40’
Thứ 4
26/ 11/ 2008
Toán
Tập đọc
Kỹ thuật
Tập L văn
Âm nhạc
Luyện tập
Chú đất Nung
Thêu móc xích ( T.2)
Thế nào là miêu tả
Ôn 3 bài hát.
45’
50’
35’
45’
30’
Thứ 5
27/ 11/ 2008
Thể dục
Toán
Chính tả
LT và câu
Khoa học
Bài 28
Chia một số cho một tích
Nghe viết: Chiếc áo búp bê
Dùng câu hỏi vào mục ...
Bảo vệ nguồn nước
30’
45’
45’
45’
35’
SH chuyên môn
Thứ 6
28/ 11/ 2008
T. làm văn
Lịch sử
Toán
Địa lí
Sinh hoạt
Cấu tạo bài văn m.tả đồ vật
Nhà Trần thành lập
Chia một tích cho một số
HĐSX của người dân ở ĐB.
Tuần 14
35’
50’
40’
35’
30’
Lao động
 Văn Lem, tháng 11 năm 2008
 Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tập đọc
Chú đất Nung
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tiếng từ khó: đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung, kị sĩ rất bảnh cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ.
 - Đọc tương đối trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
* HS yếu đọc đúng từ khó, đọc được 1 đoạn trong bài
II. Đồ dùng dạy học
GV:Tranh minh họa bài tập đọc trang 135/SGK. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài tập đọc Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài
- Chia đoạn.
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
* Theo dõi HD HS yếu đọc
- Sửa sai cho HS.
- Gọi 1 em đọc phần chú giải.
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 Hoạt động HS
- 2 em trả lời
- lắng nghe.
- 1HS đọc
- 3 em tiếp nối nhau đọc (3 lượt).:
- 1 em đọc.
- 1 em đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc và c
SGK
- Yêu cầu 1 em đọc toàn bài.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh đọc lại truyện theo vai.
- Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
* Theo dõi HD HS yếu đọc lời nhân vật
- nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
- 1 em đọc cả bài.
ND: Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- 4 em đọc theo vai.
- 3 em thi đọc theo vai.
- Trả lời
	=============o0o===============
 	 Toán 
Chia một tổng cho một số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số.
- Áp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan.
* HS yếu thuộc quy tắt chia và làm được bài tập SGK
II. Các hoạt động dạy học
	Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Kiểm tra số vở bài tập những em chưa xong tiết 65.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. So sánh giá trị của biểu thức: 
 (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức trên.
- Giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào với nhau?
- Vậy ta có thể viết thế nào?
2.3. Giáo viên rút ra kết luận về một tổng chia cho 1 số
Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết.........
3. Luyện tập
 Hoạt động HS
- lắng nghe.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở nháp.
+ (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
+ 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- Bằng nhau.
- HS đọc: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
Bài 1:Tính bằng 2 cách
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
* Theo dõi HD nhóm yếu 
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
- Tính bằng 2 cách.
- 4 nhóm. Mỗi nhóm làm 1 phép tính. Xong dán ở bảng lớp.
a) Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
 Cách 2: (15 + 35) : 5 =15 : 5 + 35 : 5
 = 3 + 7= 10
Bài 2:Tính bằng 2 cách
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
* Theo dõi HD HS yếu 
- nhận xét ghi điểm.
Bài 3:Bài toán
- Học sinh trả lời yêu cầu của đề bài. 2 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở theo mẫu SGK.
a) Cách 1: (27 - 18) : 3 = 9 : 3 = 3
Cách 2: (27 - 18) : 3 = 27 : 3 = 18 : 3 
 = 9 - 6 = 3
b) Cách 1: (64 - 32) : 8 = 32 : 8 = 4
 Cách 2: (64 - 32) : 8 = 64 : 8 - 32 : 8
 = 8 - 4 = 4
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải.
* Theo dõi HD HS yếu giải
- nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại qui tắc chia một tổng cho 1 số?
- Nhận xét tiết học
- 1 em đọc đề bài.
- 2 em lên bảng giải 2 cách. Cả lớp làm vào vở.
 Đáp số: 15 nhóm.
- 2 HS nhắc
	-----------------------------------------
Khoa học
 Một số cách làm sạch nước
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết sử dụng thông tin để: 
 - Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
 - Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
 - Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
II. Đồ dùng dạy học
 GV:Hình trang 56, 57SGK. Mô hình dụng cụ nước đơn giản. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước?
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
 b.Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước
 Hoạt động HS
- 1 em trả lời.
- 1 em trả lời.
- lắng nghe, nhắc lại bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cả lớp.
+ Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng?
+ Làm như vậy có tác dụng gì
+ Ngoài cách lọc nước để làm sạch nước còn có cách nào khác nữa không?
- cả lớp hoạt động.
+ Gia đình em thường lọc nước:
Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc
Dùng bình lọc nước
+ Làm cho nước trong hơn, loại bỏ được 1 số vi khuẩn gây bệnh cho con người.
+ Khử trùng và đun sôi.
Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo SGK/56.
+ Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi học?
+ Nước sau khi lọc uống được chưa? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản, chúng ta cần có những gì?
+ Than bột có tác dụng gì?
+ Vật cát hay sỏi có tác dụng gì?
- Vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh họa 2.
- HS làm thí nghiệm và rút ra câu trả lời đúng:
+ Nước trước khi lọc có màu đục có nhiều tạp chất như đất, cát... Sau khi lọc nước trong suốt, không có tạp chất.
+ Chưa. Vì con các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.
+ Cần phải có than bột, cát hay sỏi.
+ Khử mùi và màu của nước.
+ Loại bỏ các chất không tan trong nước.
- quan sát, lắng nghe.
- Yêu cầu vài em mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy.
KL: Nước sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.
Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun nước sôi trước khi uống
- 3 em mô tả lại.
- Vài em nhắc lại.
H:Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
+ Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì?
4.Hoạt động kết thúc
- Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng mục Bạn cần biết
+ Không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết vi khuẩn ...còn tồn tại trong nước.
+ Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình...
----------------------------------
	Đạo đức 
Biết ơn thầy giáo cô giáo (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng
 1. Hiểu:
 - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh.
 - Học sinh phải kính trọng, biết ơn, yêu quí thầy giáo, cô giáo.
2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Em hãy kể lại một vài việc làm cụ thể hằng ngày của em để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Tiết 1
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 Hoạt động HS
- 2 em kể.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
+ Nếu em là học sinh lớp đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
+ Hãy đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em.
- Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
+ Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
Kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô giáo là người vất vả dạy chúng ta nên người.
“Thầy cô như thể mẹ cha
 Kính yêu, chăm sóc mở là trò ngoan”
Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô?
- Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận trả lời.
+ Các bạn sẽ đến thăm.
+ Tìm cách giải quyết của nhóm và đóng vai thể hiện cách giải quyết đó.
- Hai nhóm đóng vai - Các nhóm khác theo dõi nhận xét cách giải quyết.
+ Phải tôn trọng, biến ơn.
+ Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình dậy dỗ chỉ bảo các em nên người. ..
- 2, 3 học sinh nhắc lại.
- Tổ chức làm việc cả lớp.
+ Đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như BT1SGK.
+ Bức tranh.. thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không?
- Kết luận: Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Tranh 3: thể hiện chưa kính trọng thầy cô.
+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
+ Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn học sinh đó?
Hoạt động 5: Hành động nào đúng?
- Quan sát các bức tranh.
- Quan sát.
+ Bức tranh... thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo; không giơ tay nếu bức tranh.. thể hiện sự không kính trọng.
- Lắng nghe.
+ Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp, ....
+ Em sẽ khuyên các bạn giải thích cho các bạn: cần phải lễ ph ... h luận thêm về đồ vật.
+ Từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, 2 cái tai, ....
+ Tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật ấy!
- 2 em đọc mục ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc đoạn văn, 1 học sinh đọc câu hỏi của bài.
+ Câu: Anh chàng trống này ở trước phòng bảo vệ.
+ Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
- Yêu cầu học sinh viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên. 
- Gọi học sinh trình bày bài làm. Giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng học sinh và cho điểm những em viết tốt.
3. Củng cố dặn dò:
- Hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì? 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh tự làm vào vở.
- 3 học sinh - 5 học sinh đọc đoạn mở bài, kết bài của mình.
- Trả lời
	-------------------------------------
Lịch sử
Nhà Trần thành lập
I. Mục tiêu: Sau giờ học, học sinh có thể:
 - Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
 - Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.
 - Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với dân dưới thời nhà Trần.
II. Đồ dùng dạy học
GV:Hình minh họa trong SGK. Phiếu học tập cho học sinh.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi cuối bài 1.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 Hoạt động HS
- 2 em trả lời.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỷ XII... Nhà Trần được thành lập”.
-H: Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII như thế nào?
H:Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
c.Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước
- 1 em đọc to. Cả lớp theo dõi SGK.
- Nhà Lý suy sụp, triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần (Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng.
- Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập sau.
- Học sinh đọc SGK hoàn thành phiếu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên giải thích chức quan Hà đê sứ, khuyến nông sứ, Đồn điền sứ bằng từ thuần việt.
3. Củng cố dặn dò
.- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học.
- Đại diện 3 nhóm lần lượt lên báo cáo.
- Học sinh nhận xét về từng phần trả lời của học sinh.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 - 3 em đọc lại mục ghi nhớ cuối bài
	---------------------------------
	Toán 
Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết cách chia một tích cho một số
- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lý.
* HS yếu thuộc quy tắt chia và làm được bài tập SGK
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Muốn chia một số cho một tích ta làm thế nào?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia)
 Hoạt động HS
- 1 em trả lời.
Ví dụ 1:
- Giáo viên viết bảng ba biểu thức sau:
+ (9 x 15) : 3
+ 9 x (15 : 3)
+ (9 : 3) x 15
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện
- Giá trị của 3 biểu thức trên thế nào?
Vậy ta có:
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9: 3) x 15
Ví dụ 2 (có 1 số không chia hết cho số chia)
- Giáo viên viết lên bảng 2 biểu thức sau:
+ (7 x 15) : 3
+ 7 x (15 : 3)
- Giá trị của 2 biểu thức trên thế nào?
- Vậy ta có: 
(7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3)
2. Tính chất một tích chia cho một số
+ Biểu thức: (9 x 15 ) : 3 có dạng gì?
+ Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3 = ?
( Dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15 : 3) và biểu thức (9 : 3) x 15)
- 9 và 15 là gì trong biểu thức (9 x 15) : 3?
Giáo viên: Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- Giáo viên hỏi học sinh: với biểu thức (7 x 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15?
3. Luyện tập
Bài 1: Tính bằng 2 cách.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
* Theo dõi HD HS yếu làm bài
- Giáo viên ghi điểm.
Bài 2:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Giáo viên viết lên bảng biểu thức
- Yêu cầu học sinh lên tính thông thường và tính bằng cách thuận tiện.
* Theo dõi HD HS yếu làm bài
- Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách làm 1.
Bài 3: Bài toán
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán.
-H: Của hàng có bao nhiên mét vài tất cả?
- Cửa hàng bán bao nhiêu phần số vải đó?
- Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?
- Em nào còn cách giải khác.
- Yêu cầu học sinh lên giải.
* Theo dõi HD HS yếu làm bài
- nhận xét và ghi điểm.
4. Củng cố dặn dò
- Vừa rồi các em học bài gì?
- Nêu lại cách chia một tích cho một số ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh đọc lại 3 biểu thức
- 3 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở nháp:
- Bằng nhau đều là 45
- 2 em lên bảng tính.
+ (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
+ 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 
- Bằng nhau.
- Học sinh nhắc lại.
+ Có dạng là một tích chia cho 1 số.
+ Tính tích 3 x 15 = 135 rồi lấy 134 : 3 = 45.
- Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15).
- Là các thừa số của tích (9 x 15).
- lắng nghe và nhắc lại kết luận.
- Vì 7 không chia hết cho 3.
-Nêu yêu cầu
 - 1 học sinh lên bảng làm. Học sinh cả lớp làm vào vở toán.
a) (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46
 (8 x 23) : 4 = (8 : 4) x 23
 = 2 x 23 = 46
- Học sinh nhận xét.
+ Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- 1 em tính thông thường:
+ (25 x 36) : 9 = 900 : 9 = 100
- 1 em tính thuận tiện:
+ 25 x 36 : 9 = 25 x (36 : 9)
 = 25 x 4 
 = 100
+ Cách 1 phải nhân với số có 2 chữ số.
+ Cách 2: Ta thực hiện 1 phép chia trong bảng sau đó lấy 25 x 4 là phép tính nhân nhẩm được.
- 1 em đọc.
- 1 em tóm tắt trước lớp.
- 30 x 5 = 150 (m)
- 1/5 số vải đó.
- 150 : 5 = 30 (m)
- Học sinh trả lời.
- 2 em lên giải:
 Đáp số: 30 (m)
- 2 em thi đua làm nhanh.
- Trả lời
-----------------------------------------------
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB.
- Là vựa lúa thứ hai của cả nước. Nuôi nhiều lợn, gà, vịt .Trồng nhiều ra xứ lạnh
- Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
- Đọc sách, quan sát tranh ảnh thông tin.
- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học
GV:Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Yêu cầu học sinh đọc mục bài học ở SGK/102.
- Trả lời 3 câu hỏi SGK/103.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Giảng bài.
Hoạt động 1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
 Hoạt động HS
- 1 em lên bảng trả lời.
- 3 em lên bảng trả lời.
-Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Bắc bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
+ Nêu tên các cây trồng, vật nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc bộ?
Hoạt động 2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
+ Đất đai màu mỡ, thân cây ngập trong nước, nhiệt độ cao. Người dân đồng bằng đã biết trồng lúa nước ....
- Trả lời
+ Ngô, khoai, cây ăn quả.
+ Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, tôm. Nuôi lợn, gà, vịt vào loại nhiều nhất nước ta.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Mùa đông lạnh ở ĐBBB kéo dài máy tháng?
+ Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
+ Thời tiết mùa đông ở ĐBBB thích hợp trồng loại cây gì? Kể tên?
- Giáo viên chốt lại: Nguồn rau xứ lạnh này làm nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú ...
+ Người dân phải có những biện pháp bảo vệ nào về cây trồng, vật nuôi.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ trong SGK.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh tiếp tục suy nghĩ và trả lời.
+ 3 - 4 tháng.
+ Khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về.
+ Trồng các loại rau xứ lạnh: Bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt...
+ Phủ kín ruộng mạ. Sưởi ấm cho gia cầm
- Vài em nhắc lại.
- 3 em đọc.
SINH HOẠT.
 I. Mục tiêu:
 - Hs nắm được ưu , nhược điểm trong tuần. Nắm được kế hoạch tuần tới .
 - Đánh giá đợt phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
 - Rèn cho hs kỹ năng tính tự giác trong học tập, biết nhận lỗi sửa sai.
 - Giúp học sinh ý thức và thái độ học tập tốt hơn, và tích cực tham gia các hoạt động khác do trường, lớp tổ chức. 
 II. Hoạt động trên lớp:
* Hoạt động 1: sinh hoạt lớp
	1. Nhận xét hoạt động tuần qua :
	 *Ưu điểm: 
 - Các em đi học chuyên cần, đúng giờ, chăm học.
 - Ăn mặc đúng tác phong.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Có ý thức học tập tốt
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	 *Nhược điểm:
 - Có 1 vài em đi học kh«ng ®eo kh¨n quµng
	 2. Kế hoạch tuần tới:
 - Tiếp tục chấn chỉnh và duy trì nề nếp học tập.
 - Duy trì sĩ số của lớp .
 -Tăng cường kiểm tra bài cũ, vở bài tập của HS.
 - Thường xuyên chấm chữa bài cho HS.
 - Nhắc nhở HS ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng .
 - Tham gia lao động đầy đủ.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
* Hoạt động 2: Đánh giá đợt phát động thi đua: “ Chào mừng ngày nhà giáo VN 
20-11”.
- Các em tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường, của lớp.
- Dành được hoa điểm 10 dâng tặng cô nhân ngày 20/11.
- Học tập sôi nổi, trong lớp chú ý bài, về nhà học bài đầy đủ
* Tổ chức trò chơi
* Yêu cầu các tổ lên thi diễn văn nghệ
- Nhận xét – tuyên dương 
- GV liên hệ giáo dục.
Hoạt động 3: Tổng kết
 - Nhận xét tiết học và yêu cầu các em thực hiện những điều đã học
- Chuẩn bị cho tiết sau.
	===========o0o===========

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_a_ghip.doc