Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tố Như

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tố Như

TẬP ĐỌC Tiết 57

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện hiện tình cảm yu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( Trả lời đươc các câu hỏi, thuộc hai đoạn cuối bài).

II/ Đồ dùng dạy-học:

 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tố Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 29
NĂM HỌC 2011-2012
26/3/2012 – 30/3/2012
Thứ ngày
Môn
Tiết
Bài dạy
Đồ dùng
Giảm tải
Hai
26/3
 2012
CC
Nhạc
TĐ
Tóan
ĐĐ
29
57
141
29
Sinh hoạt dưới cờ
GVBM
Đường đi Sa Pa
Luyện tập 
Tôn trọng luật giao thông
Phiếu
Phiếu
Thẻ màu
Ba
27/3
2012
LTVC
Toán
Khoa
KT
KC
57
142
57
29
29
Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm
Luyện tập 
Thực vật cần gì để sống
GVBM
Đôi cánh của ngựa trắng
Phiếu
Phiếu
Tư
28/3
2012
TĐ
Toán
TD
L.sử
TLV
58
143
29
29
57
Trăng ơi ! từ đâu đến
Luyện tập chung 
GVBM
Quang Trung đại thắng quân Thanh
Luyện tập tóm tắt tin tức
Phiếu
Hình
Phiếu
Không dạy
Năm
29/3
2012
Ch tả
Toán
Khoa
TD
LTVC
Toán
Ôn TV
29
144
58
29
58
BC
01
02
03
Ai nghĩ ra các chử số 1,2,3,4,... ?
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Nhu cầu nước của thực vật
GVBM
Gỉu gìn phép lịch sự khi bày tỏ y/c – đề nghị
Ôn vỡ thực hành
Ôn chính tả
Ôn LT&C
Phiếu
Phiếu
Tranh
Bảng
nhóm
Sáu
30/3
2012
TLV
MT
Toán
Địa
SHL
TV
Toán
TV
58
29
145
29
BC
01
02
03
Cấy tạo của bài văn miêu tả con vật
GVBM
Luyện tập 
Thành phố Huế
Ôn vỡ thực hành
Ôn chính tả
Ôn LT&C
Bảng phụ
Phiếu
Bản đồ
TUẦN 29
Thứ hai , ngày 26 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC Tiết 57
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện hiện tình cảm yu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( Trả lời đươc các câu hỏi, thuộc hai đoạn cuối bài).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Giới thiệu bài: 
B/ Bi mới:
1) HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- Nhắc nhở hs chú ý câu dài: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kình ô tô / tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. 
+ Lượt 1: Luyện phát âm: sà xuống, trắng xóa, trắng tuyết, Tu Dí, Phù Lá, Hmông, Khoảnh khắc. 
+ Lượt 2: Giảng nghĩa từ khó trong bài: rừng cây âm âm, Hmông, Tu Dí, Phù Lá, hoàng hôn, áp phiên
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- YC hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài
- Gọi hs đọc câu hỏi 1
- 2 em ngồi cùng bàn hãy nói cho nhau nghe những điều em hình dung được khi đọc đoạn 1
- Các em hãy đọc thầm đoạn 2, nói điều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa? 
- YC hs đọc thầm đoạn còn lại, miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa? 
- Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy. 
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên"?
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? 
c) HD đọc diễn cảm và HTL
- Gọi 3 hs đọc lại 3 đoạn của bài
- YC hs lắng nghe, theo dõi tìm những từ cần nhấn giọng trong bài
- Khi đọc các em nhớ nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn
+ Gv đọc mẫu
+ YC hs luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp
+ Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay
- YC hs nhẩm HTL hai đoạn văn cuối bài. 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thuộc tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài văn nói lên điều gì? 
- Giáo dục: Tự hào, yêu mến đất nước mình 
- Về nhà luyện đọc nhiều lần, thuộc lòng 2 đoạn cuối
- Bài sau: Trăng ơi...từ đâu đến? 
 - Lắng nghe 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Từ đầu...lướt thướt liễu rủ
+ Đoạn 2: Tiếp theo...sương núi tím nhạt
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- Luyện cá nhân 
- Lắng nghe, giải nghĩa 
- Nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa
- Luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm. 
+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kình ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời
+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
+ Những con ngựa nhiều màu sắc màu khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
+ Nắng phố huyện vàng hoe
+ Sương núi tím nhạt
+ Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: THoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. THoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn.
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta. 
- 3 hs đọc 3 đoạn của bài 
- Lắng nghe, trả lời: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xóa, âm âm, rực lên...
- Lắng nghe, ghi nhớ 
+ Lắng nghe 
+ Luyện đọc theo cặp
+ vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp 
+ Nhận xét 
- Nhẩm 2 đoạn văn cuối bài 
- Vài em thi đọc thuộc lòng 
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. 
- HS lắng nghe.
.....................................................................................................................................
TOÁN TIẾT 141
 LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ”.
II.CHUẨN BỊ: 
 Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động 1: KTBC và gt bài mới
Bài cũ: 
- Gọi HS chữa bài về nhà; Lớp thực hiện bảng con một số kiến thức liên quan tiết học trước và liên quan đến tiết học này
- GV chấm một số vở
- Nhận xét kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới : Luyện tập
 B. Hoạt động 2: Thực hành giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
Bài tập 1:
Yêu cầu HS đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán
Bài tập 2:
Yêu cầu HS nêu các bước tính trước khi làm bài để HS nhớ lại cách thực hiện các bước giải toán.
Bài tập 3:
YC HSnêu cách tìm tổng số phần bằng nhau;tìm giá trị một phần;tìm từng số.
Bài 4: 
Yêu cầu Hs đọc đề và thảo luận nhóm để tìm cách giải bài
C. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Chấm một số bài và nhận xét chung tiết học
- Hướng dẫn bài về nhà 
- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau 
Hát 
- 2 em làm bảng lớp, lớp làm bảng con
Hs nhận xét và chữa bài
HS nêu sau đó thực hiện giải bài vào giáy nháp theo nhóm 2. đại diện 2 nhóm làm trên bảng
+ HS nêu từng bước : 
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm giá trị một phần
- Tìm số bé
- Tìm số lớn
+ 1 HS tóm tắt và làm ở bảng phụ. Lớp làm bài vào vở.
Sửa bài bảng phụ và đổi bài chấm chéo
- HS đọc đề bài
- HS nêu HS tự tóm tắt và làm bài
- 2 em nêu miệng bài làm, lớp nhận xét và đổi vở chấm chéo
+ HS thi đua theo nhóm 4 em: Thảo luận tìm hướng giải và tiến hành giải ra giấy nháp
* Tính nửa chu vi hình chữ nhật. 
* Vẽ sơ đồ. 
* Tìm chiều rộng, chiều dài. 
...................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC Tiết 29
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định cĩ lin quan tới học sinh)
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghim chỉnh chấp Luật Giao thơng trong cuộc sống hằng ngy.
KNS*: - Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
	 - Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thơng.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số biển báo giao thông
- Đồ dùng hóa tranh để chơi đóng vai 
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ KTBC: Tôn trọng Luật Giao thông
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?
- Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/40 
- Nhận xét 
B/Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ chơi trò chơi tìm hiểu về một số biển báo giao thông và làm BT3 SGK 
2) Vào bài:
* Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông. 
KNS*: - Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
- GV chuẩn bị một số biển báo: Biển báo đường một chiều; biển báo cho hs đi qua; biển báo có đường sắt; biển bo cấm đỗ xe; biển báo cấm dùng còi trong thành phố. 
- Cơ sẽ lần lượt giơ biển, các nhóm sẽ giơ tay và nói ý nghĩa của biển bo, mỗi nhận xt đúng là 1 điểm, nhóm nào ghi được nhiều điểm là nhóm đó thắng 
- Lần lượt giơ biển
+ Biển báo đường một chiều 
+ Biển báo có hs đi qua
+ Biển báo có đường sắt
+ Biển báo cấm đỗ xe
+ Biển báo cấm dùng còi trong thành phố 
- Cùng hs nhận xét tuyên dương nhĩm thắng cuộc
Kết luận: Thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông là phải tuân theo và lm đúng mọi biển báo giao thông. 
* Hoạt động 2: BT3 SGK/42
KNS*: - Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
- Các em hoạt động nhóm 6, mỗi nhóm tìm cách giải quyết 1 tình huống 1, nhóm 2 tình huống 2...
- Gọi lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả 
Kết luận : Khi tham gia giao thông, các em cần thực hiện đúng các qui định giao thông để tránh xảy ra tai nạn cho mình và cho người khac. 
* Hoạt động 3: BT4 SGK/42 
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
Kết luận: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và mọi ngươi cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 
- Bài sau: Bảo vệ môi trường 
3 hs trả lời 
- Để lại rất nhiều hậu ... - Treo bảng lớp một số tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà 
- Gợi ý: Các em có thể chọn lập dàn ý tả một con vật nuôi mà gây cho em ấn tượng đặc biệt. Đó là những con vật nuôi trong gia đình như: chó, mèo, gà, trâu... hoặc những con vật của người thân, hàng xóm mà em có dịp quan sát. Khi lập, dàn ý cần cụ thể, chi tiết về hình dáng, hoạt động của con vật để khi nhìn vào biết được ý nào là chính, ý nào là phụ. Các em có thể tham khảo bài văn con mèo hung của Hoàng Đức Hải. 
- Gọi hs dán bảng nhĩm và trình bày 
- Cùng hs nhận xét, chấm điểm mẫu 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả một vật nuôi
- Bài sau: Luyện tập quan sát con vật
- 3 hs thực hiện theo y/c
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp 
- Làm việc nhóm đôi 
+ Bài văn có 4 đoạn
. Đoạn 1: Từ đầu...tôi đấy
. Đoạn 2: Chà...thật đáng yêu.
. Đoạn 3: Có một hôm...một tí
. Đoạn 4: Con mèo của tôi là thế đấy. 
+ Đoạn 1: Giới thiệu con mèo định tả
. Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo.
. Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
. Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo. 
+ Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần:
. MB: Giới thiệu con vật định tả
. TB: Tả hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật đó.
. KB: Nêu cảm nghĩ về con vật. 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc yêu cầu
- vài hs nối tiếp nhau giới thiệu
. Em lập dàn ý tả con mèo.
. Em lập dàn ý tả con chó
. Em lập dàn ý tả con trâu
- Lắng nghe, làm bài (3 hs làm trên bảng nhĩm) 
- Trình bày 
 Dàn ý tả con mèo
MB: Giới thiệu về con mèo (của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt....) 
TB: Tả ngoại hình của con mèo.
. Bộ lông
. cái đầu
. Chân
. Đuôi
. Móng vuốt
- Tả hoạt động của con mèo 
. Khi bắt chuột
. Các hoạt động khác: ăn, đùa giỡn 
KB: Cảm nghĩ chung về con mèo 
- Chữa dàn ý bài viết của mình 
- Lắng nghe, thực hiện 
.....................................................................................................................................
TOÁN TIẾT 145
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 Bi tập cần lm bi 1, bi 2 v bi 3* dnh cho HS kh giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ KTBC: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
- Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Gọi hs giải bài 3/151 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc đề bài
- YC hs tự làm bài, 1 hs lên bảng lớp thực hiện
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài 
 - YC hs giải bài toán trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng 
*Bài 3: Gọi hs đọc đề bài 
- YC hs làm vào vở 
- Chấm bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra 
- Nhận xét 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Về nhà tự giải lại các bài toán ở lớp 
- Bài sau: Luyện tập 
- 2 hs thực hiện 
- Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó, ta làm như sau:
. Vẽ sơ đồ 
. Tìm hiệu số phần bằng nhau
. Tìm các số 
- 1 hs thực hiện 
 Số bé nhất có 3 chữ số là 100. Do đó hiệu hai số là 100 
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 9 - 5 = 4 (phần)
 Số lớn là: 100 : 4 x 3 = 225 
 Số bé là: 225 - 100 = 125 
 Đáp số: SL: 225; SB: 125 
- 1 hs đọc đề bài 
- Tự làm bài
 Hiệu số phần bằng nhau là: 
 8 - 3 = 5 (phần)
 Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51 
 Số lớn là: 51 + 85 = 136 
 Đáp số: SB: 51; SL: 136 
- 1 hs đọc đề bài
- Giải bài toán trong nhóm đôi 
- Dán phiếu trình bày 
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 3 = 2 (phần) 
 Số bóng đèn màu là: 
 250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
 Số bòng đèn trắng là:
 625 - 250 = 375 
 Đáp số: Đèn màu: 625 bóng
 Đèn trắng: 375 bóng 
- 1 hs đọc đề bài 
- Tự làm bài ( 1 hs lên bảng giải) 
 Số hs lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là:
 35 - 33 = 2 (hs)
 Mỗi hs trồng số cây là: 
 10 : 2 = 5 (cây) 
 Lớp 4A trồng số cây là: 
 35 x 5 = 175 (cây) 
 Lớp 4B trồng số cây là: 
 33 x 5 = 165 (cây) 
 Đáp số: 4A: 175 cây 4B: 165 cây 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
+ Vẽ sơ đồ 
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau
+ Tìm các số 
.....................................................................................................................................
ĐỊA LÝ TUẦN 29
THÀNH PHỐ HUẾ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
- Chỉ được thành phố Huế trên bẩn đồ ( lược đồ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
Người dân ở duyên hải miền Trung.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK (GV có thể làm phiếu luyện tập để kiểm tra kiến thức).
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: 
- Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
- Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế?
- Xác định xem thành phố của em đang sống?
- Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế?
- Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
- Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào thông ra biển Đông?
- Quan sát lược đồ, ảnh và với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?
- Vì sao Huế được gọi là cố đô?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV chốt: chính các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan và du lịch.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2.
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).
+ GV nêu bài học. 
4.Củng cố:
 GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam và nhắc lại vị trí này.
- Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
5.Dặn dò: 
- HS về nhà xem lại bài học thuộc bài học.
- Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng.
- 3HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS quan sát bản đồ và tìm.
- Vài em HS nhắc lại.
- Huế nằm ở bên bờ sông Hương.
- Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) và có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông.
- Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén
- Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu)
- Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm.
- HS quan sát ảnh và bổ sung vào danh sách nêu trên.
- HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được:
+ Tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
+ kết hợp ảnh nêu tên và kể cho nhau nghe về một vài địa điểm:
- Kinh thành Huế: một số toà nhà cổ kính.
- Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
- Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
- Chợ Đông Ba: các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế.
- Cửa biển Thuận An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh.
+ 2-4HS nêu bài học. 
- 2 HS nêu lại,
.....................................................................................................................................
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Nhận xét tuần qua :
Thực hiện nội quy
Vệ sinh phòng lớp , sân trường 
Chăm sóc cây
Chuyên cần
II. Kế hoạch tuần tới :
Phân công làm vệ sinh
Chăm sóc cây
Thực hiện nội quy
...........................................................................................................................
BUỔI CHIỀU :
Tiết 1
ÔN TẬP LÀM VĂN
Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập tiết 2 tuần 29
(Sách thực hành TV và Toán trang 74,75)
Tiết 2
ÔN TOÁN
Yêu cầu HS làm các bài tập tiết 2 tuần 29
( Sách thực hành Tv và Toán / trang 79,80)
1/ Bố hơn con 30 tuổi . Tuổi bố bằng 7 tuổi con . Tính tuổi của mổi người . 2
Bài giải :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Hai kho chứa 121 tấn gạo , biết số gạo trong kho thứ nhất bằng 3 số gạo trong kho thứ hai . hỏi mổi kho chứa bao nhiêu tấn gạo ? 8
Bài giải :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3
ÔN TẬP ĐỌC VÀ KỂ CHUYỆN
Tổ chức cho HS thi đọc hai bài tập đọc vừa học trong tuần 29 .
Duyệt khối trưởng
Lâm Phương Trang
Duyệt BGH
Trần Thị Bảo Trâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_to_nhu.doc