I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu ( trả lời cho câu hỏi : Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? )
2. Nhận diện được trạn g ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ.
- 1 tờ giấy khổ rộng.
- Một vài băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
TẬP ĐỌC VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đọc phân biệt lời các nhân vật. 2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung chuyện : Cuỗc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HĐ - ND HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 KTBC 4’ - Kiểm tra 2 HS. H : Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? H : Tình yêu quê hương , đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? - GV nhận xét + cho điểm. - HS1: Đọc đoạn 1 bài Con chuồn chuồn nước. - HS trả lời + Lý giải vì sao? - HS2: Đọc đoan 2. Mặt hồ trãi rộng mênh mông cao vút. HĐ 2 Giới thiệu bài 1’ Ngày xửa, ngày xưa ở một vương quốc nọ buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ó đó không ai biết cười? Điều gì đã xảy ra ở vương quốc đó? Nhà vua đã làm gì để vương quốc của mình tràn ngập tiếng cười? Bài đọc Vương quốc vắng nụ cười hôm nay chúng ta học sẽ cho các em biết rõ điều đó. HĐ 3 Luyện đọc 10’ a/. Cho HS đọc nối tiếp. - GV chia đoạn : 3 đoạn. * Đoạn 1 : Từ đầu môn cười. * Đoạn 2 : Tiếp theo học khôn vào. * Đoạn 3 : Còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp. - GV treo tranh trong SGK đã phóng to lên bảng lớp. - Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó : Kinh khủng, rầu rĩ, lạo xạo, ỉu xìu, sườn sượt, ảo não. b/. Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. - Cho HS đọc. c/. GV đọc diễn cảm toàn bài. * Cần đọc với giọng chậm rãi ở Đ1+2. Đọc nhanh hơn ở đoạn 3 háo hức hy vọng. Cần nhấn giọn ở những từ ngữ sau : Buồn chán, kinh khủng, không muốn hót, chưa nở đã tàn, ngựa hí, sỏi đá lạo xạo - HS đọc từng đoạn nối tiếp ( 2 lần ). - HS quan sát tranh. - HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV. - 1 HS đọc chú giải. - 2 HS giải nghĩa từ. - Từng cặp HS luyện đọc. - 1 HS đọc cả bài HĐ 4 Tìm hiểu bài 1’ * Đoạn 1 - Cho HS đọc đoạn 1. H : Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn? H : Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? H : Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? * Đoạn 2 - Cho HS đọc. H : Kết quả viên đại thần đi học như thế nào? * Đoạn 3 - Cho HS đọc thầm. H : Điều gì bất ngờ đã xảy ra? H : Nhà vua có thái độ như thế nào khi nghe tin đó. - Đểbiết điều gì sẽ xảy ra, các em sẽ được học ở tuần 33. - HS đọc thầm đoạn 1. - Những chi tiết là : “Mặt trời không muốn dậy trên mái nhà”. - Vì cư dân ở đó không biết cười. - Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười. - HS đọc thầm đoạn 2. - Sau một năm viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nfghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài, không khí triều đình áo não. - HS đọc thầm đoạn 3. - Viên thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường. - Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào. HĐ 5 Đọc diễn cảm 7 a/. Cho HS đọc theo cách phân vai. b/. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 + 3. c/. Cho HS thi đọc. - GV nhận xét + khen những nhóm đọc hay. - 4 HS theo phân vai : Người dẫn chuyện, viên đại thần, viên thị vệ, đức vua. - Cả lớp luyện đọc. - Cho 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em sắm vai luyện đọc. HĐ 6 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT, PHÂN BIỆT S/X, O/Ô I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười. 2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x ( hoặc âm chính o/ô/ơ ). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a/2b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HĐ - ND HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 KTBC 4’ - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét + cho điểm. - 2 HS đọc mẫi tin Băng trôi ( hoặc Sa mạc đen ), nhớ lại và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả. HĐ 2 Giới thiệu bài 1 Trong tiết chính tả hôm nay, cácem sẽ được nghe viết một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười. Sau đó các em sẽ làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu hoặc âm chính. HĐ 3 Nghe - viết 1 a/. Hướng dẫn chính tả. - Cho HS đọc đoạn văn cần viết chính tả. - GV nói lướt qua nội dung đoạn chính tả. - Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai : Kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo. b/. GV đọc chính tả. - GV đọc từng câu hoặc cụm từ. - Đọc lại cả bài cho HS soát lỗi. c/. Chấm. chữa bài - GV chấm 5 ® 7 bài. - Nhận xét chung. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. - HS luyện viết từ. - HS viết chính tả. - HS soát lỗi. - HS đổi tập cho nhau soát lỗi. Ghi lỗi ra ngoài lề. HĐ 4 Làm BT2 - GV chọn câu a hoặc b. a/. Điền vào chỗ trống. - Cho HS đọc yêu cầu của câu a. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS thi dưới hình thức tiếp sức : GV dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết mẫu chuyện có để ô trông. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng : Các chữ cần điền là : Sao – sau – xứ – sức – xin – sự. b/. Cách tiến hành tương tự câu a. Lời giải đúng : Oi – hòm – công – nói – nổi. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài vào vở hoặc VBT. - 3 nhóm lên thi tiếp sức. - Lớp nhận xét. - HS chép lời giải đúng vào vở. HĐ 5 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả. - Về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện vui đã đọc. LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu ( trả lời cho câu hỏi : Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? ) 2. Nhận diện được trạn g ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng phụ. - 1 tờ giấy khổ rộng. - Một vài băng giấy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HĐ - ND HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 KTBC 3’ - Kiểm tra 1HS. - GV nhận xét + cho điểm. - HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước. HĐ 2 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết LTVC trước, các em đã được học về trạng ngữ chỉ nơi chốn. Trong tiết học hôm nay, các em được học thêm về trạng ngữ chỉ thời gian. Bài học sẽ giúp các em hiểu được tác dụng và đặc điểm của thời gian, nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. HĐ 3 Làm BT1,2 5’ Phần nhận xét - Cho HS đọc yêu cầu của BT1, 2. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại. 1/. Trạng ngữ có trong câu : Đúng lúc đó. 2/. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HC làm bài cá nhân. - Một số HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. HĐ 4 Làm BT3 5’ - Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét + chốt lại : Câu hỏi đặt cho trạng ngữ đúng lúc đó là : Viên thị vệ hới hãi chạy vào khi nào? - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS làm bài cá nhân. - HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. HĐ 5 Ghi nhớ 5’ - Cho HS đọc ghi nhớ. - GV có thể nhắc lại lần nữa nội dung cần ghi nhớ. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng ghi nhớ. HĐ 6 Làm BT1 6’ Phần luyện tập - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc. - Cho HS làm bài : GV dán 2 băng giấy đã viết bài tập lên bảng. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. a/. Trạng ngữ trong đoạn văn này là : * Buổi sáng hôm nay, * Vừa mới ngày hôm qua, * Thế mà, qua một đêm mưa rào, b/. Trạn g ngữ chỉ thời gian là : * Từ ngày còn ít tuổi, * Mỗi lần đứn g trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, - 1 HS nối tiếp đọc các đoạn văn. - Cả lớp làm bài vào vở, VBT. - 2 HS lên gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. - Lớp nhận xét. - HS chép lới giải đúng vào vở. HĐ 7 Làm BT2 10’ GV chọn câu a hoặc b. a/. Thêm trạng ngữ vào câu. - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. GV dán lên bảng băng giấy đã viết sẵn đoạn văn a. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. : * Thêm trạng ngữ Mùa đông vào trước cây chỉ còn những cành trơ trụi ( nhớ thêm dấu phẩy vào trước chữ cây ). * Thêm trạng ngữ Đến ngày đến tháng vào trước cây lại nhờ gió ( thêm dấu phẩy và viết thường chữ cây ). b/. Cách tiến hành như ở câu a. Lời giải đúng : * Thêm trạng ngữ Giữa lúc gió đang gào thét ấy vào trước cánh chim đại bàng. * Thêm trạng ngữ có lúc vào trước chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS làm bài cá nhân. - 1 HS lên bảng gạch dưới những trạng ngữ chỉ thời gian có trong đoạn văn. - Lớp nhận xét. HĐ 8 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ + tự đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian. KỂ CHUYỆN KHÁT VỌNG SỐNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Rèn kỹ năng nói : - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã v ... Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. - Những từ ngữ cho biết điều đó : Đường non, rừng sâu quân đến. - Đó là những hình ảnh : Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa quân đến, chim rừng tung bay. Bàn xong việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau. HĐ 7 Đọc diễn cảm 7’ - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - Cho HS thi đọc. - Cho HS nhẩm HTL bài thơ + thi đọc. - GV nhận xét + khen những HS đọc thuộc, đọc hay. - HS lần lượt đọc diễn cảm bài thơ. - Một số HS thi đọc diễn cảm. - HS HTL + thi đọc. - Lớp nhận xét. HĐ 8 Củng cố, dặn dò 3’ H : Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác? - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà HTL 2 bài thơ. - Trong mọi hoàn cảnh, Bác luôn lạc quan yêu đời, ung dung, thư thái. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Củng cố kiến thức về đoạn văn. 2. Thực hành, vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Aûnh con tê tê trong SGK và tranh ảnh một số con vật. - Bốn tờ giấy khổ rộng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HĐ - ND HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 KTBC 4’ - Kiểm tra 4HS. - GV nhận xét + cho điểm. - 2 HS lần lượt đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết TLV trước. HĐ 2 Giới thiệu bài 1’ Các em đã được học về cách viết đoạn văn ở các tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại kiến thức về đoạn văn các em sẽ thực hành viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật. HĐ 3 Làm BT1 1 0’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - Cho HS quan sát ảnh con tê tê đã phóng to ( hoặc quan sát trong SGK ). - GV giao việc. - Cho HS làm bài. a/. Bài văn gồm mấy đoạn? - GV nhận xét + chốt lại : Bài văn gồm 6 đoạn. * Đ1 : Từ đầu đến thủng núi : Giới thiệu chung về con tê tê. * Đ2 : Từ bộ vẩy đến chỏm đuôi : Miêu tả bộ vẩy của con tê tê. * Đ3 : Từ tê tê săn mồi đến mới thôi : Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi. * Đ4 : Từ Đặc biệt nhất đến lòng đất : Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất. * Đ5 ; Từ Tuy vậy đến miện g lỗ : Miêu tả nhược điểm của tê tê. * Đ6 : Còn lại : Tê tê là con vật có ích, cần bảo vệ nó. b/. Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê? - GV nhận xét và chốt lại : Các bộ phận ngoại hình được miêu tả : Bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân. Đặc biệt tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất hay : Rất giống vẩy cá gáy c/. Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát những hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ. - GV nhận xét + chốt lại : Những chi tiết cho thấy tác giả miêu tả tỉ mỉ : * Miêu tả cách tê tê bắt kiến : “Nó thè cái lưỡi dài xấu số”. * Miêu tả cách tê tê đào đất : “Khi đào đất, nó dúi đầu xuống lòng đất”. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - Cả lớp quan sát ảnh. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. HĐ 4 Làm BT2 9’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT2. - GV giao việc. - Cho HS làm việc. GV cho HS quan sát một số tranh ảnh + nhắc HS không viết lại đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS quan sát tranh hoặc nhớ lại nhữn ggì đã quan sát được về ngoại hình con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài. - HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết. - Lớp nhận xét. HĐ 5 Làm BT2 9’ - Cho HS đọcyêu cầu của BT. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày bài. - GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS làm bài vào vở, VBT. - HS lần lượt đọc đoạn văn. - Lớp nhận xét. HĐ 6 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở. LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( trả lời câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? ) 2. Nhận biết trạn gngữ chỉ nguyên nhân trong câu; thêm trạn gngữ chỉ nguyên nhân cho câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng lớp. - 3 băng giấy viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh ở BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HĐ - ND HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 KTBC 4’ - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét + cho điểm. * HS1 : Làm BT1,2 ( trang 134 ). * HS2 : Đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian. HĐ 2 Giới thiệu bài 1’ Các em đã được học trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian. Hôm nay, các em sẽ học thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Bài học giúp các em hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu, biêt thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. HĐ 3 Làm BT1,2 8’ Phần nhận xét - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc. - GV chép câu văn ở BT1 ( phần Nhận xét 0 lên bảng lớp. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại. Trạng ngữ in nghiêng trong câu ( vì vắng tiếng cười ) là bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân : Vì vắng tiếng cười mà vương quốc nọ buồn chán kinh khủng. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. - HS suy nghĩ làm bài. - Một số HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. HĐ 4 Ghi nhớ 3’ - Cho HS đọc ghi nhớ. - GV có thể nhắc lại ghi nhớ một lần + dặn HS HTL nội dung cần ghi nhớ. HĐ 5 Làm BT1 5’ Phần luyện tập - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp 3 băng giấy viết 3 câu văn a, b, c. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Câu a : Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là : Nhờ siêng năng cần cù. Câu b : Trạn g ngữ Vì rét, Câu c : Trạn g ngữ Tại hoa - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS suy nghĩ làm bài cá nhân. - 3 HS lên bảng gạch dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu. Mỗi em làm 1 câu. - Lớp nhận xét. HĐ 6 Làm BT2 5’ - Cách tiến hành như ở BT1. - Lời giải đúng ; Câu a ; Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen. Câu b : Nhờ bác lao công, sân trường Câu c ; Tại vì mải chơi, Tuấn không làm - HS chép lời giải đúng. HĐ 7 Làm BT3 5’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét +khen những HS đặt đúng hay. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS suy nghĩ, đặt 1 câu. - HS nối tiếp nhau đặt câu mình đặt + lớp nhận xét. HĐ 8 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nàh học thuộc nội dung cần ghi nhớ. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật. 2. Thực hành viết mở bài, kết bài cho phần thân bài đã viết để có một bài văn hoàn chỉnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Một vài tờ giấy khổ rộng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HĐ - ND HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 KTBC 4’ - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét + cho điểm. * HS1 : Đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát. * HS2 : Đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật ở tiết TLV trước. HĐ 2 Giới thiệu bài 1’ Để có bài viết hoàn chỉnh miêu tả con vật, hôm nay các em chỉ cần viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho phần thân bài các em đã viết ở tiết TLV trước. Các em cần nhớ lại nhữn g kiến thức đã học về mở bài, kết bài để viết đoạn văn cho tốt. HĐ 3 Làm BT1 8’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao việc. - HS làm việc. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng : a/. Đoạn mở bài trong đoạn văn : 2 câu đầu “Mùa xuân côn g múa”. Đoạn kết bài : câu cuối “Quả không ngoa rừng xanh”. b/. Cách mở bài trên giống cách mở bài trực tiếp đã học. Cách kết bài giống cách kết bài mở rộng đã học. c/. Để mở bài theo kiểu trực tiếp có thể chọn câu : “Mùa xuân là mùa công múa” ( bỏ đi từ cũng ). Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có thể chọn câu : “Chiếc ô màu sắc đẹp đến kỳ ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp” ( bỏ câu kết bài Quả không ngoa khi ). - 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc lại cách viết mở bài trực tiếp, gián tiếp. Cách kết bài mở rộng, không mở rộng. - HS đọc thầm lại đoạn văn Chim công múa ® làm bài. - HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. HĐ 4 Làm BT2 10’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT2. - GV giao việc : Các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó chính là 2 đoạn văn thuộc phần thân bài. Bây giờ các em có nhiệm vụ viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đó. - Cho HS làm việc. GV phát giấy cho 3 HS làm. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét + khen những HS viết hay. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - 3 HS làm bài vào giấy. - HS còn lại viết vào vở, VBT. - 3 HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp, một số HS đọc bài viết. - Lớp nhận xét. HĐ 5 Làm BT3 10’ - Cách tiến hành tương tự như BT2. - GV nhận xét + chấm điểm nhữn gbài viết hay. HĐ 6 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh bài văn vào vở. - Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm kiểm tra ở tiết sau.
Tài liệu đính kèm: