Bài:ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I/MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập về:
-Về 4 phép tính đã học trong phạm vi 1000.000
-Tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
-So sánh các số đến 100 000.
-Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê số liệu.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-G/v Kẻ sẳn bảng số BT 5 vào bảng phụ
-H/s xem trước bài ở nhà,vở bài tập toán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1//Khởi động:
2/Bài cũ: Ôn tập các số đến 100000
Yêu cầu HS sửa bài làm nhà.GV nhận xét
3/Bài mới
Tuần : 1 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I - MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về: Cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Phân tích cấu tạo số . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Giáo viên:Kẽ sẳn bảng số bài tập 2 vào bảng phụ -HS/: Vở BT,SGK. -xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/Khởi động: 2/Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Ôn lại cách đọc số, viết số & các hàng GV viết số: 83 251 Yêu cầu HS đọc số này Nêu rõ chữ số các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm) Hỏi:Muốn đọc số ta phải đọc từ đâu sang đâu? Tương tự như trên với số: 83001, 80201, 80001 Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau? Yêu cầu HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (GV viết bảng các số mà HS nêu) Tròn chục có mấy chữ số 0 tận cùng? Tròn trăm có mấy chữ số 0 tận cùng? Tròn nghìn có mấy chữ số 0 tận cùng? Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; cho biết số cần viết tiếp theo 8000 là số nào, sau đó nữa là số nào Bài tập 2: GV treo bảng phụ cho HS tự phân tích mẫu -Giáo viên nhận xét ghi điểm Bài tập 3:gọi h/s đọc yêu cầu Yêu cầu HS phân tích cách làm & nêu cách làm. -giáo viên nhận xét ghi điểm. Bài tập 4:gọi h/s đọc yêu cầu Gọi hs nêu quy tắt tính chu vi của 1 hình. Hỏi:Hình H có mấy cạnh? Hỏi:Cạnh nào đã biết số đo? Cạnh nào chưa biết số đo? Xác định chiều dài các cạnh chưa có số đo? Yêu cầu HS nêu cách tìm chu vi hình H -giáo viên nhận xét ghi điểm -Vài HS đọc HS nêu Đọc từ trái sang phải Quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau là: + 10 đơn vị = 1 chục + 10 chục = 1 trăm . HS nêu ví dụ Có 1 chữ số 0 ở tận cùng Có 2 chữ số 0 ở tận cùng Có 3 chữ số 0 ở tận cùng HS nhận xét: -2 h/s làm vào phiếu to(3 phút) -h/s khác làm vào vở + số 7000, 8000 là số tròn nghìn + hai số này hơn kém nhau 1000 đơn vị theo thứ tự tăng dần HS làm ở phiếu sửa bài -Lớp nhận xét bổ sung HS phân tích mẫu -lớp nhận xét ,bổ sung.sửa & thống nhất kết quả 1,2 h/s đọc Vài h/s phân tích cách làm: Phân tích số thành tổng -2 h/s làm bảng phụ(3 phút) HS khác làm bài vào vở và nêu kết quả -lớp so sánh kết quả với bảng phụ -2hs đọc HS nêu quy tắc tính chu vi 1 hình 6 cạnh: 4 cạnh có số đo, 2 cạnh chưa có số đo HS bàn cách tìm số đo: + 18 cm = + 9 cm + 18 cm = 6 cm + . cm HS nêu quy tắc tính chu vi hình H -1HS làm bài vào bảng phụ.(3 phút) -lớp làm bài vào vở và nêu kết quả -so sánh kết quả trên bảng phụ 4/Củng cố : Viết 1 số lên bảng cho HS phân tích Nêu ví dụ số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn 5/Dặn dò: Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) Nhận xét tiết học Bài:ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) I/MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về: -Về 4 phép tính đã học trong phạm vi 1000.000 -Tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. -So sánh các số đến 100 000. -Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê số liệu. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -G/v Kẻ sẳn bảng số BT 5 vào bảng phụ -H/s xem trước bài ở nhà,vở bài tập toán. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1//Khởi động: 2/Bài cũ: Ôn tập các số đến 100000 Yêu cầu HS sửa bài làm nhà.GV nhận xét 3/Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Luyện tính nhẩm (trò chơi: “tính nhẩm truyền”) GV đọc 7000 + 2000 GV đọc: 7000 – 3000 GV đọc 3000 x 2 -Giáo viên nhận xét chấm điểm Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1:yêu cầu hs nhẩm viết kết quả vào vở -Giáo viên:nhận xét chấm điểm Bài tập 2: -yêu cầu hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện vào VBT( 4 phút) -cho 1 hs làm bảng phụ GV hỏi lại cách đặt tính dọc và nhận xét chấm điểm. Bài tập 3: -Hỏi:bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số tự nhiên? Gọi 2 hs làm bảng phụ,lớp làm vở(3 phút) -Giáo viên nhận xét chấm điểm Bài tập 4: Yêu cầu HS so sánh & khoanh tròn vào kết quả là số lớn nhất -Lớp làm vào SGK (2phút) -Giáo viên nhận xét chấm điểm. -Giáo viên nhận xét. HS đọcyêu cầu -1 hs đọc 9000 -1HS đọc kết quả 4000 -6000 Lớp nhận xét -1 hs đọc yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp. -Hs khác nhận xét -hs làm bài ,vài em nêu kết quả. -Hs làm bảng phụ cho lớp xem kết quả -lớp nhận xét -1 HS đọc yêu cầu -So sánh các số và điền dấu thích hợp vào chỗ trống. HS :Số nào có nhiều chữ số thì lớn hơn,nếu các chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp số HS làm bài và sửa bài. -1 hs đọc yêu cầu. -Hs làm bài ,vài hs nêu kết quả cho lớp nhận xét. -1 hs đọc yêu cầu -vài hs đọc lại bảng số liệu đó -Hs lần lượt nêu kết quả -Hs khác nhận xét. 4/Củng cố -Cách đặt tính theo cột dọc của 4 phép tính đã học -nêu lại cách So sánh các số 5/Dặn dò: Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) Làm bài trong VBT./. **************************** Bài:ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO (tiếp theo ) I/MỤC TIÊU: Giúp HS -Giúp hs ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100.000. -Luyện tính nhẩm,tính giá trị của biểu thức số,Tìm thành phần chưa biết của phép tính. -Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giáo viên: phiếu bài tập,bảng phụ . -Học sinh:VBT toán ,Sách giáo khoa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/Khởi động: 2/Bài cũ: Ôn tập các số đến 100000 (tt) Yêu cầu HS sửa bài về nhà.Lên bảng làm bài tập thêm -Giáo viên nhận xét ghi điểm. GV nhận xét 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Thực hành Bài tập 1: GV cho học sinh tính nhẩm kết quả. -Giáo viên nhận xét ghi điểm. Bài tập 2:Đặt tính rồi tính -Giáo viên nhận xét ghi điểm cho 4 hs làm bảng phụ. Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu các trường hợp tính giá trị của biểu thức: + Trong biểu thức có 2 phép tính cộng & trừ (hoặc nhân & chia) + Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia + Trong biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn -Giáo viên nhận xét ,ghi điểm. -1 hs đọc yêu cầu. -Vài hs nêu kết quả -Lớp nhận xét bổ sung -1 hs đọc yêu cầu -1 hs nêu lại cách đặt tính theo cột dọc. -4 hs làm làm vào bảng phụ phần b(3 phút) -Cả lớp làm vào vở ,vài hs nêu kết quả. -lớp nhận xét so sánh kết quả với bảng phụ. -1 hs đọc yêu cầu. -3 hs nêu cách tính giá trị của biểu thức. -4 HS làm bài bảng phụ(4 phút) -Lớp làm vào vở,vài hs nêu kết quả . -Lớp nhận xét và so sánh kết quả với 4 bạn làm ở phiếu . 4/Củng cố : Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp 5/Dặn dò: Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa 1 chữ./. -Nhận xét tiết học. Bài: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I - MỤC TIÊU: -HS phân biệt được biểu thức có chứa 1 chữ,giá trị biểu thức có chứa 1 chữ. -Học sinh bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ . -Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giáo viên:Bảng phụ có kẻ ví dụ như SGK,để trống cột 2,3. -Chép sẵn bài toán ví dụ lên bảng. Học sinh: Sách GK, vở bài tập.Xem trước bài tập ở nhà. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/Khởi động: 2/Bài cũ: Yêu cầu HS sửa bài về nhà GV nhận xét ghi điểm 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ a. Biểu thức chứa một chữ GV nêu bài toán Hướng dẫn HS xác định: muốn biết Lan có bao nhiêu vở tất cả, ta lấy 3 + với số vở cho thêm: 3 + o GV nêu vấn đề: nếu thêm a vở, Lan có tất cả bao nhiêu vở? GV giới thiệu: 3 + a là biểu thứa có chứa một chữ a b.Giá trị của biểu thứa có chứa một chữ a là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm sao? (chuyển ý) GV nêu từng giá trị của a cho HS tính: 1, 2, 3. GV hướng dẫn HS tính: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 GV nhận định: 4 là giá trị của biểu thức 3 + a Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 2, a = 3. Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì? Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: HS làm chung phần a), thống nhất cách làm . Sau đó HS làm các phần còn lại -Giáo viên nhận xét sửa chữa Bài tập 2: GV cho học sinh thống nhất cách làm ở cột 1.128 + 8 =133 -Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: GV lưu ý cách đọc kết quả theo bảng như sau: giá trị của biểu thức 250+ mvới m= 10 là 250 + 10 = 260. -Yêu cầu hs nêu miệng kết quả. HS đọc bài toán, xác định cách giải HS nêu: nếu thêm 1, có tất cả 3 + 1 vở Nếu thêm 2, có tất cả 3 + 2 vở .. Lan có 3 + a vở HS tự cho thêm các số khác nhau ở cột “thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “tất cả” HS tính Giá trị của biểu thức 3 + a -Ta tính được gia trị của biểu thức. -2 hs đọc lại bảng kết luận. -1 hs đọc yêu cầu. -1 hs lên bảng làm phần a. -Lớp nhận xét thống nhất cách làm. -cả lớp làm bảng con từng bài b,c. -1 hs đọc yêu cầu. HS sửa & thống nhất kết quả -HS làm vào SGK bằng bút chì. -Vài hs đọc lại kết quả. -Lớp nhận xét bổ sung. -1HS đọc yêu cầu. -HS lần lượt nêu miệng kết quả. -Lớp nhận xét bổ sung. 4/Củng cố : Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa một chữ(HS lên bảng ghi ví dụ) Khi thay chữ bằng số ta tính được gì? 5/Dặn dò: Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa một chữ (tt) Làm VBT. -Nhận xét tiết học Bài: LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU -Giúp hs làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a . -Củng cố về biểu thức có chứa 1 chữ,làm quen với các biểu thức có chứa 1 chữ có phép tính nhân. -Củng cố cách đọc và tính giá trị của biểu thức. -Củng cố về bài toán thống kê số liệu. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Giáo viên:Chép sẵn đề bài toán 1a,1b bài 3 vào bảng phụ. -HS:SGK,VBT toán,xem trước bài tập ở nhà. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/Khởi động: 2/Bài cũ: Chữa bài tập luyện thêm về Biểu thức có chứa một chữ. GV nhận xét 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động 2: Thực hành luyện tập Bài tập 1:HS đọc và nêu cách làm phần a), và thống nhất cách làm theo mẩu. -Yêu cầu hs nêu miệng kết quả. -Giáo viên nhận xét. Bài tập 2: HS tự làm, sau đó cả lớp thống nhất kết quả. -Giáo viên nhận xét ghi điểm. Bài tập 3: GV cho học sinh điền kết quả vào ô trống bằng bút chì. (3 phút) -GV nhận xét ghi điểm cho vài hs. Bài tập 4: Xây dựng công thức tính: Trước tiên GV vẽ hình vuông (độ dài cạnh là a) lên bảng,sau đó nêu cách tính chu vi của hình vuông. GV nhấn mạnh cách tính chu vi. Sau đó cho HS làm các bài tập còn lại. Giáo viên nhận xét chấ ... đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke ). II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC II.CHUẨN BỊ: Thước kẻ & ê ke. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Khởi động: 2/Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng vuông góc. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng CD đi qua điểm E & song song với đường thẳng AB cho trước. GV nêu yêu cầu & vẽ hình mẫu trên bảng. GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS vẽ. Bước 1: Ta vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng AB. Bước 2: Sau đó ta vẽ 1 đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng MN, ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB. GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD. Bài tập 3: Vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD, cắt DC tại E B C A C E D A B HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài 4/Củng cố : Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song. 5/Dặn dò: Làm bài trong VBT. Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật. THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT VÀ HÌNH VUÔNG (Ghép hai bài thực hành ) I - MỤC TIÊU : Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được hình chữ nhật và hình vuông . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Thước kẻ và ê ke III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1Khởi động: 2/Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm. GV nêu đề bài. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm. Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật ABCD. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1:( a) Trang 54 Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật với chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm và tính chu vi hình chữ nhật đó. Bài tập 2: ( a) Trang 54 Vẽ HCN theo yêu cầu và đo độ dài hai đường chéo hình chữ nhật đó. HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp. Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động3: Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm. GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm” Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông. Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm. Bước 4: Nối D với C. Ta được hình vuông ABCD. Hoạt động 4: Thực hành Bài tập 1. a Trang 55 Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông có cạnh là 4 cm và tính chu vi và diện tích hình vuông đó. Bài tập 2: a trang 55 Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình rồi kiểm tra hai đường chéo của hình vuông xem có bằng nhau hay không . Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông. HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV. Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa 4/Củng cố - Dặn dò: Làm bài trong VBT Chuẩn bị bài: Luyện tập./ LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/Khởi động: 2/Bài cũ: Thực hành vẽ hình vuông GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Thực hành Bài tập 1: HS nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình. Bài tập 2: Yêu cầu HS đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. Bài tập 3: HS vẽ hình vuông với một cạnh có trước. Bài tập 4: (a) Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm. Sau đó xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối các điểm M và N ta được các hình chữ nhật. Nêu tên các HCN đó, nêu các cạnh song song với cạnh AB. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài 4/Củng cố - Dặn dò: Làm bài trong VBT Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số; áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật ; tính chu vi và diện tích hình chữ nhật . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/Khởi động 2/Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 3/Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Luyện tập : Bài 1 (a) Đặt tính (HS làm bảng con) Bài 2 ( a) Tính bằng cách thuận tiện nhất. Lưu ý HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để thực hiện . Bài 3: ( a) HS vẽ hình theo yêu cầu và trả lời câu hỏi trong SGK. Bài 4: HS đọc đề, GV tóm tắt đề toán . Chiều dài: | | | Chiều rộng: | | 4 cm Nửa chu vi HS nhận ra dạng toán tổng – hiệu Lưu ý HS tổng của chiều dài và chiều rộng là nửa chu vi. Nên ta phải tìm nửa chu vi trước. HS làm bài HS sửa bài. HS làm bài HS sửa bài. HS làm bài HS sửa bài. HS làm bài HS sửa bài. 4/Củng cố – dặn dò: Làm trong VBT Nhận xét tiết học. NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I - MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số . Thực hành tính nhân . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/Khởi động: 2/Bài cũ: Luyện tập chung GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (không nhớ) GV viết bảng phép nhân: 241 324 x 2 Yêu cầu HS đọc thừa số thứ nhất của phép nhân? Thừa số thứ nhất có mấy chữ số? Thừa số thứ hai có mấy chữ số? Các em đã biết nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số, nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số tương tự như nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số GV yêu cầu HS lên bảng đặt & tính, các HS khác làm bảng con. Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính & cách tính (Nhân theo thứ tự nào? Nêu từng lượt nhân? Kết quả?) Yêu cầu HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là: phép nhân không có nhớ. Hoạt động 2: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ) GV ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4 Yêu cầu HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con. GV nhắc lại Nhân theo thứ tự từ phải sang trái: 136 204 . 4 x 4 = 16, viết 6 nhớ 1 x 4 . 4 x 0 = 0, thêm 1 bằng 1, 544 816 viết 1 . 4 x 2 = 8, viết 8 . 4 x 6 = 24, viết 4, nhớ 2 . 4 x 3 = 12, thêm 2 bằng 14, viết 4, nhớ 1 . 4 x 1 = 4, thêm 1 bằng 5, viết 5 Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816 Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: HS làm bảng con. Bài tập 2: HS tính và viết giá trị vào ô trống. Bài tập 3: GV gọi HS nêu cách làm, lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau. Bài tập 4: HS đọc đề, GV nêu câu hỏi và tóm tắt: Có bao nhiêu xã vùng thấp mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện? Có bao nhiêu xã vùng cao, mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện? Huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện? Tóm tắt: 8 xã vùng thấp: mỗi xã 850 quyển. 9 xã vùng cao: mỗi xã 980 quyển. Huyện được cấp ? quyển truyện. HS đọc. HS nêu HS thực hiện HS so sánh: kết quả của mỗi lần nhân không vượt qua 10, vì vậy khi thực hiện phép tính nhân không cần nhớ. HS thực hiện. Vài HS nhắc lại cách thực hiện phép tính HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài 4/Củng cố Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân. 5/Dặn dò: Làm bài trong VBT Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I - MỤC TIÊU : Bỏ bài 2 cột c Giúp HS : Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân . Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/Khởi động: 2/Bài cũ: Nhân với số có một chữ số. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: - Yêu cầu HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng? - Phép nhân cũng giống như phép cộng, cũng có tính chất giao hoán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tính chất giao hoán của phép nhân. Hoạt động1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức. HS tính 5 X 7 và 7 X 5 Nhận xét 5 X 7 = 7 X 5 GV treo bảng phụ ghi như SGK Yêu cầu HS thực hiện bảng con: tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b, b x a. Nếu ta thay từng giá trị của của a & b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức: a x b và b x a. Yêu cầu HS so sánh kết quả các biểu thức này. GV ghi bảng: a x b = b x a a & b là thành phần nào của phép nhân? Vị trí của 2 thừa số trong 2 biểu thức này như thế nào? Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào? Yêu cầu vài HS nhắc lại. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Bài này cần cho HS thấy rõ: dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân có thể tìm được một thừa số chưa biết trong một phép nhân. Bài tập 2: Vì HS chưa biết cách nhân với số có bốn chữ số nên cần hướng dẫn HS đưa phép nhân này về phép nhân với số có một chữ số. (Dùng tính chất giao hoán của phép nhân) Ví dụ:7 X 835 tính bình thường. Bài tập 3: Yêu cầu HS cộng nhẩm rồi so sánh để tìm từng cặp hai biểu thức có giá trị bằng nhau. Bài tập 4: HS nhẩm và điền vào ô trống. HS nêu HS tính. HS nêu so sánh HS nêu Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Vài HS nhắc lại HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài
Tài liệu đính kèm: