Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

TOÁN

TIẾT 13: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 HS củng cố về:

- Cách đọc, viết số đến lớp triệu.

- Thứ tự các số.

2. Kỹ năng: Nhận biết giá trị của từng dãy số theo hàng và lớp.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy chiếu

- SGK, Phiếu bài tập

III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1.Hoạt động mở đầu:

- GV yêu cầu HS đọc và viết các số sau:

Cá nhân Cả lớp

504 870 001 Ba trăm hai mươi bảy triệu không trăm linh một nghìn.

- GV nhận xét. Nhận xét chung

* Bài mới:

- Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em sẽ được luyện tập cách đọc số, viết số đến lớp triệu, nhận biết được giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp tỉ.

- HS lắng nghe.

 

docx 36 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 90Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 20/ 09 / 2021 đến ngày 24/09 / 2021
Thứ 2 ngày 20/09/2021
TOÁN 
TIẾT 13: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
 HS củng cố về:
- Cách đọc, viết số đến lớp triệu.
- Thứ tự các số.
2. Kỹ năng: Nhận biết giá trị của từng dãy số theo hàng và lớp.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu
- SGK, Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc và viết các số sau:
Cá nhân Cả lớp
504 870 001 Ba trăm hai mươi bảy triệu không trăm linh một nghìn. 
- GV nhận xét. Nhận xét chung 
* Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em sẽ được luyện tập cách đọc số, viết số đến lớp triệu, nhận biết được giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp tỉ.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Nêu lại hàng và lớp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
+ Hàng trăm có mấy chữ số?
+ Hàng chục triệu có mấy chữ số?
+ Hàng triệu có mấy chữ số?
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
3.1 Đọc số
Bài 1
- GV yêu cầu HS lần lượt đọc từng số.
- Yêu cầu HS nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số.
- Hướng dẫn: Chữ số 3 thuộc hàng nào, lớp nào?
- HS đọc (cá nhân -> cả lớp)
- HS trả lời:
+ Chữ số 3 thuộc hàng chục triệu, lớp triệu.
- Chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
+ Chữ số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu.
- Gọi HS nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số.
+ Giá trị của chữ số 3 trong số 35 627 449 là: 30 000 000.
+ Giá trị của chữ số 5 trong số 35 627 449 là: 5 000 000.
- GV nhận xét. 
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
+ Yêu cầu chúng ta viết số.
- GV yêu cầu HS tự viết số.
+ 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét.
3.2 Bảng thống kê
Bài 3
- GV treo bảng số liệu trong bài tập lên bảng và hỏi: Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?
+ Thống kê về dân số một số nước vào tháng 12 năm 1999.
- Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê.
- HS tiếp nối nhau nêu.
a) Nước có dân số nhiều nhất là Ấn Độ; Nước có dân ít nhất là Lào.
b) Tên các nước theo thứ tự dân số tăng dần là Lào, Cămpuchia, Việt Nam, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ấn Độ.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu hỏi của bài. 
+ Hướng dẫn HS: Để trả lời các câu hỏi chúng ta cần so sánh số dân của các nước được thống kê với nhau.
3.3 Giới thiệu tỉ số
Bài 4 
- GV nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu?
- 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc số: 1 tỉ.
- GV thống nhất cách viết đúng là : 
 1 000 000 000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ.
- GV: Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
+ Số 1 tỉ có 10 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
+ 3 đến 4 HS lên bảng viết.
- Bạn nào có thể viết được các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ?
- GV thống nhất cách viết đúng, sau đó cho HS cả lớp đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ.
- 3 tỉ là mấy nghìn triệu? 
+ 3 tỉ là 3000 triệu.
- 10 tỉ là mấy nghìn triệu?
+ 10 tỉ là 10000 triệu.
- GV hỏi: Số 10 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
+ 10 tỉ có 11 chữ số, trong đó có 1 chữ số 1 và 10 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- GV viết lên bảng số 315000000000 và hỏi: Số này là bao nhiêu nghìn triệu?
- Vậy là bao nhiêu tỉ?
- Là ba trăm mười lăm nghìn triệu.
- Là ba trăm mười lăm nghìn tỉ.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
Bài 5:
- GV trình chiếu bản đồ dân số của một số tỉnh ở VN.
- HS quan sát và đọc số dân của các tỉnh , thành phố đó.
- Nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Không
TẬP ĐỌC
TIẾT 8: TRE VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ) 
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
3. Năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Giáo dục tình yêu với những loài cây quen thuộc của làng quê VN, tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
*GDBVMT: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy giữ gìn môi trường sạch đẹp!
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
 Củng cố về đọc bài “Một người chính trực” 
- Gọi 1 HS đọc truyện “Một người chính trực”, trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK.
 - GV nhận xét,đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
1. Luyện đọc đúng (10 – 11’)
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng tranh ở SGK
- 1HS đọc cả bài.
- Chia đoạn: HS chia 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ..... nên lũy nên thành tre ơi!
+ Đoạn 2: Tiếp đến hát ru lá cành
+ Đoạn 3: Tiếp đến truyền đời cho măng
+Đoạn 4: Đoạn còn lại
- HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt):
+ Lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa từ mới (HS đặt câu với từ “lũy tre”) 
- HS đọc theo nhóm đôi .Thi đọc.
-HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu.
2.Tìm hiểu bài (10 – 11’)
- GV phát phiếu học tập in sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài cho các nhóm
- 1HS đọc to các câu hỏi
- Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời các câu hỏi (5p) theo kĩ thuật Khăn trải bàn
- TBHT điều hành nhóm trả lời dưới sự hướng dẫn của GV
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với con người Việt Nam?
 GV: Tre có tự bao giờ không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người tự ngàn xưa, tre là bầu bạn của người Việt Nam.
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? (Sự gắn bó lâu đời của tre đối với người việt Nam.)
+ Chi tiết nào cho thấy tre như con người?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?
+ Những hình ảnh nào tượng trưng cho tính cần cù?
+ Những hình ảnh nào gợi lên tinh thần đoàn kết của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
+ Đoạn 2,3 nói lên điều gì? (Phẩm chât tốt đẹp của cây tre).
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?( Nói lên sức sông lâu bền, mãnh liệt của cây tre.)
GV: Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: Mai sau, xanh để thể hiện sự tài tình, sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc.
+ Qua bài thơ trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
Nội dung : Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?
GDBVMT thông qua câu hỏi 2: (Sau khi HS trả lời, GV có thể nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống).
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (10 – 11’)
- Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm.
- Cử đại diện đọc trước lớp
- Nhận xét, bình chọn
Hoạt động 4 : Vận dụng : (1 - 2’)
- Liên hệ vẻ đep của cây tre với phẩm chất của người VN
- GV tổng kết tiết học . 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nều có)
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. 
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. 
2. Kĩ năng
- Chọn lựa. phân biệt được hành vi thể hiện tinh thần vượt khó trong học tập
3.Năng lực :
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
4. Phẩm chất
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. 
*KNS: - Lập kế hoạch vượt khó trong học tập
 - Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu 
 + Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (4’)
+ Gọi Hs kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập
- GV kết nối bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: (14-15’)
1.Kể chuyện : Một học sinh nghèo vượt khó.
 - GV giới thiệu: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn rủi ro. Chúng ta hãy xem bạn Thảo trong chuyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
- GV kể chuyện. 
- Cả lớp nghe. 1- 2 HS tóm tắt lại câu chuyện. 
2.Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2, 3- SGK trang 6): 
- GV chia lớp theo nhóm 4 
- Các nhóm thảo luận – Chia sẻ trước lớp
+ Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. 
+ Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất. 
+ Tại sao cần vượt khó trong học tập?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (18-19’)
Phân biệt hành vi (BT 1)
- GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
- HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do. (HS giơ thẻ mặt cười với những cách làm đúng, mặt mếu với những cách làm chưa đúng.)
a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. 
b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. 
c. Chép luôn bài của bạn. 
d. Nhờ người khác làm bài hộ. 
đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. 
e. Bỏ không làm. 
- GV kết luận: Cách a, b, đ là những cách giải quyết tích cực. 
- GV hỏi: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
- GV nhận xét, kết luận phần bài học
- HS đọc nội dung Ghi nhớ
Hoạt động 4 : Vận dụng : (2’) 
- Thực hiện vượt khó trong học tập
- GV tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nều có)
	Thứ 3 ngày 21/09/2021
TOÁN 
TIẾT 14: DÃY SỐ TỰ NHIÊN 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY ... nhiên.
HS tự làm => KL: Để sắp xếp đúng các số tự nhiên đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé ta so sánh các số tự nhiên đó với nhau.
Hoạt động 4 : Vận dụng ( 2’) 
- Ghi nhớ nội dung bài học
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nều có)
*Bài tập cần làm: Làm BT 1(cột a), BT2(a,c), BT3(a).
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 7: CỐT TRUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
 - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
4. Phẩm chất
 - Tích cực, tự giác học bài
3. Năng lực :
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động 1: Khởi động
Gọi HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
-GV nhận xét, GT bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
1. HD HS nắm được 3 phần cơ bản của cốt truyện (15’)
*Bài 1,2: - 1HS đọc yêu cầu 1, 2 (SGK)
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Các nhóm nêu kết quả thảo luận và nhận xét lẫn nhau.
 GV chốt ý đúng:
- ý1: Truyện “Dế Mèn bênh Vực kẻ yếu” có 5 sự việc chính:
+Sự việc1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
+......................................................................................................
+ Sự việc 5: Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do
- ý2: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
*Bài tập 3: Cốt truyện, nội dung cốt truyện.
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Cốt truyện gồm những phần nào, Tác dụng của từng phần?
- GV chốt: Cốt truyện thường gồm 3 phần: Mở đầu- Diễn biến - Kết thúc
- HS đọc phần ghi nhớ(SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (17 – 19’)
- GV YCHS làm từ bài 1-2 (SGK).
*Bài 1: Củng cố kĩ năng sắp xếp chuỗi sự việc theo trình tự đúng
- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài tập vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm bài. Các em khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt kết quả đúng:Thứ tự câu chuyện là: b- d- a- c- e- g
*Bài 2: Củng cố kĩ năng kể lại truyện dựa vào cốt truyện cho trước.
- GV yêu cầu HS dựa vào thứ tự đã sắp xếp ở bài tập 1để kể.
- HS cả lớp nghe nhận xét
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 4 : Vận dụng : (1 - 2’)
- Kể lại câu chuyên Cây khế cho người thân nghe
- GV nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nều có)
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT8 : LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
 - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.
 -Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3.
 - Củng cố khái niệm từ ghép và từ láy, biết tạo thành từ ghép đơn giản
2. Kĩ năng
 - Nhận biết được từ ghép và láy trong câu trong bài, bước đâu phân biệt từ ghép có nghĩa phân loại và tổng hợp
3. Năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
4. Phẩm chất
- Thông qua bài 3, giáo dục HS tính mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Củng cố về từ láy, từ ghép 
 - Thế nào là từ ghép? cho ví dụ.
 - Thế nào là từ láy? cho ví dụ.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (33’)
1.Hướng dẫn HS làm bài tập 
GV YC HS làm từ bài 1 đến bài 3 (SGK).
*Bài 1: - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS thảo luận cặp và trả lời câu hỏi vào vở bài tập ô li.
 - Gọi đại diện 1 số nhóm nêu kết quả, nhóm nghe và nhận xét. 
=> GV nhận xét chốt kết quả đúng: + Từ có nghĩa tổng hợp: bánh trái
 + Từ có nghĩa phân loại : bánh rán
*Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV chia HS trong lớp thành 3 nhóm: 
 - GV phát phiếu bài tập cho các nhóm, gọi đại diện 1nhóm đọc yêu cầu bài tập.
 - YC các nhóm trao đổi, thảo luận và làm bài.
 - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> GV chốt: Từ ghép có nghĩa phân loại(xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay) Từ ghép có nghĩa tổng hợp (Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bãi, hình dạng, màu sắc.)
*Bài 3: Xếp các từ láy vào nhóm thích hợp
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu.
- HS thảo luận theo cặp yêu cầu của bài tập và làm bài.
- Các nhóm nêu kết quả, HS nhóm khác nhận xét.
=>GV chốt lời giải đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Nêu lại các kiểu loại TG và TL
-Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nều có)
LUYỆN TOÁN
	KHOA HỌC
TIẾT 7: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 - HS hiểu được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 - Hiểu về tháp dinh dưỡng: cần ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế muối
2. Kĩ năng
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết cách chọn lựa các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ và cân đối theo tháp dinh dưỡng
3. Năng lực
- NL giải quyết vấn đề, hợp tác
4. Phẩm chất
- Ăn uống đầy đủ và đa dạng thực phẩm để có đầy đủ chất dinh dưỡng.
* GDKNS:
-Tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn
- Bước đầu tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động
Củng cố vai trò của vi ta min, chất xơ và các khoáng chất (5’)
 - HS nêu vai trò của Vi - ta min, chất khoáng và chất xơ.
 - GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu :Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món (12 - 14’)
- HS thảo luận theo 3 nhóm và trả lời câu hỏi (SGK).
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp - HS nhận xét.
 GV bổ sung: “Nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi các món ăn”.
2.Tìm hiểu tháp dinh dưỡng (11 -14’)
- Yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu tháp dinh dưỡng.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi kể cho nhau nghe về tên gọi của nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế. HS khá giúp đỡ HS yếu.
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp - Học sinh nhóm khác nhận xét. 
 - GV bổ sung:
“Các thức ăn chứa nhiếu chất bột đường, vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn nhiều đạm, chứa chất béo ăn vừa phải. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối.”
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV phổ biến trò chơi, luật chơi. “Trò chơi: Đi chợ”
- HS tham gia chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV và sự điều hành của TBHT
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
- GV cho HS thi kể hoặc vẽ, viết các thức ăn, đồ uống hằng ngày.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
Bước 3: GV và HS nhận xét sự lựa của ai phù hợp, có lợi cho sức khoẻ.
- Nhận xét, khen, tổng kết trò chơi
- GD KNS: Biết cách chọn lựa thức ăn và tự phục vụ bản thân các món ăn đơn giản phù hợp và có lợi cho SK
Hoạt động 4 : Vận dụng : (1 – 2’) 
- Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món 
- GV tổng kết tiết học . 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nều có)
LUYỆN TV
	Thứ 6 ngày 24/09/2021
	TOÁN
TIẾT 17: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
. Kiến thức
- HS nắm chắc kiến thức về so sánh các số tự nhiên
- Bước đầu làm quen dạng X X < 5 với X là số tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng so sánh và sắp thứ tự các số tụ nhiên.
- Kĩ năng trình bày với dạng toán tìm x mới
3. Năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
4. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài
* BT cần làm: Bài 1, bài 3, bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động 1: Khởi động (4 – 5’)
Củng cố về so sánh hai số tự nhiên 
- GV kiểm tra 2 HS: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
 4567 .42567 34521 43512
- GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (32 – 33’)
*Bài1: Rèn kĩ năng viết và so sánh các số tự nhiên.
- HS làm bài cá nhân vào vở . 
- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp chú ý và nhận xét
- GV nhận xét kết luận: a) 0; 10; 100 ; b) 9; 99; 999
*Bài 3: Rèn kĩ năng điền chữ số 
- HS đọc yêu cầu. Làm bài cá nhân vào vở . 
- Tổ chức trò chơi để chữa bài . HS & GV chốt kết quả.
- GV kết luận: Để điền đúng các số ta so sánh các chữ số trong từng hàng với nhau.
*Bài 4: Rèn KN tìm số tự nhiên X trong bất đẳng thức đơn giản. 
- HS đọc yêu cầu của bài: Tìm số tự nhiên X. GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu 
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 2 HS chữa bài
- GV nhận xét chốt kết quả: a) X là: 0; 1; 2; 3; 4 ; b) X là: 3 ; 4 
Hoạt động 4 : Vận dụng : (1 – 2’)
- Nắm lại kiến thức của tiết học
- GV nhận xét tiết học .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nều có)
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi 
 2. Kĩ năng
- KN xây dựng cốt truyện
- KN kể chuyện
3. Năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ
4. Phẩm chất
- GD tính trung thực, lòng hiểu thảo với cha mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
-YC HS trả lời : Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện có những phần nào? (1HS trả lời)
- GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: (15’)
1.Hướng dẫn xây dựng cốt truyện 
a-Tìm hiểu đề
 - Gọi 2 HS đọc đề bài.
 - Hướng dẫn HS phân tích đề bài
? Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý điều gì?( HS trả lời, GV kết luận)
b- Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề (HS tự do phát biểu ý kiến)
- Gọi HS yếu đọc gợi ý1.
- HS trả lời các câu hỏi theo ý mình.
- GV gọi HS đọc gợi ý 2
- HS nghe trả lời các câu hỏi đó.
Câu hỏi 1,2,3 tương tự như ở gợi ý 1
Hoạt động 3: Thực hành (18 – 19’)
1. Xây dựng cốt truyện 
- HS dựa vào các câu hỏi gợi ý1 và 2.
- HS thảo luận nhóm (2 nhóm)
- 2 HS kể trước lớp: 1 HS kể theo tình huống 1,1 HS kể theo tình huống 2 
- Sau đó gọi HS thi kể.
- Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4 : Vận dụng : (2’)
 - Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nều có)
SHTT

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2021_2022.docx